Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cây đại thụ Quốc học Văn Hoài Sa
   2009-02-26 13:49:06    CRIonline
Văn Hoài Sa sinh năm 1910 tại Bắc Kinh, bậc thầy Quốc học, nhà Sở từ học nổi tiếng, nhà thơ, nhà Thư pháp. Ông từng giảng dạy tại các trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Học viện Âm nhạc Trung ương, Học viện Mỹ thuật Trung ương, v.v.

Văn Hoài Sa dốc lòng nghiên cứu Sở từ trong thời gian dài. Những tác phẩm chủ yếu có: "Khuất Nguyên tập chú", "Khuất Nguyên Li Tao kim dịch", "Khuất Nguyên Cửu Ca kim dịch", "Khuất Nguyên Cửu Chương kim dịch", "Khuất Nguyên Chiêu Hồn kim dịch", "Cội nguồn Trung Hoa", "Giải thích thơ Lỗ Tấn", "Thưởng thức Thơ từ Mao Trạch Đông", v.v.

Những năm gần đây, Văn Hoài Sa chủ trì biên soạn bộ sách lớn "Tứ bộ văn minh" ("Văn minh Tùy Đường", "Văn minh Tần Hán", "Văn minh Thương Chu", Văn minh Ngụy Tấn Nam Bắc Triều"), gồm 200 cuốn 140 triệu từ, có thể sánh vai với bộ sách "Tứ khố toàn thư" đời Thanh, là bộ sách trọng điểm "Kế hoạch 5 năm lần thứ 10" của Trung Quốc.

Trong giới Thư pháp hiện đại, Thư pháp của Văn Hoài Sa hình thành một trường phái riêng. Thư pháp của ông đã hoà hợp các thể chữ Triện, Lệ, Hành, Thảo, chất phác cổ nhã, đầy thú vị và mới lạ. Văn Hoài Sa nói, viết chữ thực ra là làm người, có thể thông qua Thư pháp thể hiện tính cách của người Phương Đông. Những chữ viết tốt đều rất thuần phác, chữ phải thể hiện chất phác. Bản thân Thư pháp cũng phải thể hiện hài hoà, hài hoà thì đẹp. Văn hoá Thư pháp phải đại khí, văn hoá Phương Đông là theo đuổi đại khí.

Văn Hoài Sa nói : "Xã hội hiện nay ngày một tốt hơn, 30 năm cải cách mở cửa đã mang lại những thành quả cho nhân dân mà 300 năm trước đây không thể thực hiện được. Có thể nói 30 năm qua là 'Chính thông nhân hoà'."

Văn Hoài Sa cho rằng: "Chúng ta ngoài theo đuổi chân lí ra, còn phải theo đuổi thiện lí. Chân lí là nói những lời chân thực, thiện lí là nói những lời có ích cho nhân dân. Trung ương Đảng đề xuất xây dựng xã hội hài hoà tức là thiện lí."

"Kiên trì cái cách mở cửa là chân lí cũng là thiện lí. Thời gian qua tôi đã tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo của Quốc vụ viện, được biết trong 30 năm qua, dân số nghèo khó của Trung Quốc đã từ 250 triệu giảm xuống còn 14 triệu. Đây là một bước tiến to lớn. Xoá đói giảm nghèo tức là thiện lí."

Văn Hoài Sa sinh năm 1910, đã đi qua 3 lần 30 năm, trên chặng đường sóng gió. 30 năm đầu là nước Trung Quốc cũ; 30 năm thứ hai là nước Trung Hoa mới; 30 năm thứ ba là thời kỳ cải cách mở cửa.

Văn Hoài Sa tin tưởng rằng, trong 30 năm tới, Trung Quốc sẽ phồn thịnh hơn, xã hội càng hài hoà hơn.