Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--Một bạn trẻ Trung Quốc bình thường cũng như "ước mơ phim hoạt hình" của bạn
   2009-02-17 14:20:20    cri

Nghe Online

So với không ít người cùng tuổi, Mao Chiêu Bân, người tỉnh Chiết Giảng Trung Quốc thuộc thế hệ 7X từ thuở nhỏ đã là một phan hâm mộ phim hoạt hình. Vì vậy, nội dung kịch bản đầy sức tưởng tượng và tạo hình dễ thương của bộ phim "Đại Náo Thiên Cung" khiến Chiêu Bân rất say mê phim hoạt hình.

Nhưng Chiêu Bân lúc đầu chưa lựa chọn ngành hoạt hình. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chiêu Bân đã chọn nghề thiết kế quảng cáo dần dần được người dân Trung Quốc biết đến sau khi thi hành cải cách mở cửa và kiếm được khoản vốn đầu tiên của mình.

Điều khiến ước mơ thuở nhỏ gắn liền với công việc là vào dịp thăm Mỹ sau đó, cũng chính chuyến thăm này khiến Chiêu Bân có nhận xét mới hơn đối với phim hoạt hình mà mình từng say mê từ thuở nhỏ,

Vâng, năm đó là năm 2002.

"Tôi từng đến Mỹ vào năm 2002. Lúc đó đến Đi-xnây, thấy sự dàn dựng phim hoạt hình của họ khác hẳn với Trung Quốc. Bởi vì phim hoạt hình Trung Quốc lúc đó đều làm bằng kỹ thuật 2D, nhưng sau khi đến Đi-xnây, tôi thấy họ phần lớn làm bằng kỹ thuật 3D. Họ cho biết, theo xu hướng phát triển của thế giới, sự phát triển của phim hoạt hình sẽ dần dần từ kỹ thuật 2D chuyển sang 3D."

Dàn dựng phim hoạt hình bằng kỹ thuật 3D lúc đó đang dần dần trở thành dòng chính trong dàn dựng phim hoạt hình của các nước châu Âu và Mỹ, còn giới phim hoạt hình Trung Quốc vẫn áp dụng công nghệ 2D sử dụng nhiều lao động, phim hoạt hình Trung Quốc huy hoàng một thời cũng luẩn quẩn dưới đáy vực.

Sở dĩ nói là huy hoàng, là vì trong thập niên 50,60 của thế kỷ trước, Trung Quốc từng dàn dựng nhiều tác phẩm phim hoạt hình lừng danh: ví dụ như "Cá cóc tìm mẹ", bộ phim hoạt hình thủy mặc đầu tiên trên thế giới của Trung Quốc từng nhiều lần đoạt giải quốc tế, được giới phim hoạt hình Nhật Bản coi là kỳ tích; bộ phim "Đại Náo Thiên Cung" càng khiến giới chuyên môn của Mỹ hết lời khen ngợi...

Nhưng phim hoạt hình Trung Quốc luôn xa rời thị trường sau đó tụt hậu rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Điều khiến những người trong ngành lấy làm buồn rầu là, đối với nhiều bạn trẻ Trung Quốc thuộc thế hệ 8X mà nói, ký ức của họ đối với phim hoạt hình hầu như đều đến từ nước ngoài.

Mặc dù ngành hoạt hình Trung Quốc không phát triển lắm, nhưng triển vọng của nó đã thu hút Mao Chiêu Bân. Cho nên, sau chuyến thăm Mỹ năm 2002, Mao Chiêu Bân quyết định thành lập công ty của mình, du nhập phần mềm, thiết bị làm phim từ Mỹ, bao gồm cả một số giáo viên tập huấn, sau đó thành lập nhóm công tác của mình, làm thử phim hoạt hình bằng kỹ thuật 3D.

Thực ra đó cũng là một sự trùng hợp, mấy năm ngay sau khi Mao Chiêu Bân thành lập công ty, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu ban hành một loạt chính sách và pháp quy ủng hộ sự phát triển của ngành hoạt hình. Đây đối với Chiêu Bân mà nói là một cơ hội.

Thực ra lúc đó không chỉ bạn Chiêu Bân, ngày càng nhiều người say mê phim hoạt hình như Chiêu Bân hội tụ về Hàng Châu, thành phố đẹp như tranh này dần dần xuất hiện một loạt doanh nghiệp làm phim hoạt hình bằng công nghệ-kỹ thuật cao.

Sau mấy năm nỗ lực của các doanh nghiệp này, trình độ kỹ thuật làm phim hoạt hình của Trung Quốc từng bước theo kịp trình độ tiên tiến của các nước phương Tây. Nhưng đối với khoảng cách trên tổng thể giữa hai bên, Chiêu Bân có nhận thức rất tỉnh táo như những người luôn theo đuổi nhãn hiệu bản xứ.

"Một là khâu sáng tạo của chúng tôi, bao gồm lựa chọn đề tài, nội dung vở kịch, tình tiết câu chuyện, nhất là so với các nước như Nhật Bản v.v, chúng tôi còn tụt hậu rất nhiều. Hai là sự thiết kế hình tượng hoạt hình không sinh động. Ba là về mặt phát triển sản phẩm phụ và tuyên truyền giới thiệu thương hiệu, chúng tôi tương đối yếu kém, vì ngành hoạt hình làm nên dây chuyền ngành nghề cuối cùng chủ yếu thu lợi từ các sản phẩm phụ."

Những năm gần đây, ngày càng nhiều bạn trẻ Trung Quốc bắt đầu ăn mặc thành những hình tượng hoạt hình mà mình ưa thích để bày tỏ niềm yêu mến nhân vật hoạt hình. Hơn thế nữa các bộ trang phục hoạt hình rất đắt tiền, giá một bộ trang phục bình thường bình quân lên đến 1000 nhân dân tệ.

Thực ra đây là một góc của núi băng ngành hoạt hình. Ở một số nước phát triển, giá trị do ngành hoạt hình tạo ra vượt xa những gì mà Nam Dương vừa đề cập trên đây, nó đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của Giá trị tổng sản phẩm quốc dân. Chẳng hạn như, ngành hoạt hình là ngành trụ cột thứ ba của Nhật Bản, doanh thu hàng năm chiếm 10% Giá trị tổng sản phẩm quốc dân.

Một bản báo cáo của Trang Web đầu tư và tư vấn Trung Quốc. Bản báo cáo này cho biết, ngành hoạt hình có thể thúc đẩy sự phát triển của một loạt ngành nghề, bao gồm thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh, trang phục, đồ chơi và sản phẩm nghe nhìn. Hơn nữa nó có thể mang lại giá trị sản xuất hàng trăm tỷ nhân dân tệ cho nhà nước trong vòng 3 đến 5 năm tới.

Cho nên triển vọng của ngành hoạt hình rất tốt. Điều khiến Mao Chiêu Bân lấy làm vui vẻ và yên tâm là Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường ủng hộ về mặt này:

"Chính phủ cũng đang tích cực kết hợp những ngành nghề truyền thống với ngành hoạt hình sáng tạo. Cần phải liên kết với nhau, như ngành đồ chơi, đồ dùng học tập, trang phục, những ngành nghề truyền thống này nếu liên kết với nhau sẽ mang lại hiệu quả và lợi ích kinh tế xã hội to lớn."

Hiện nay, sản lượng phim hoạt hình làm bằng kỹ thuật 3D của công ty Mao Chiêu Bân đã vượt quá 5000 phút, đứng đầu trong ngành 3D Trung Quốc. Các tác phẩm phim đã phát hành tại 26 nước và khu vực.

Có thành tích như vậy, thảo nào Mao Chiêu Bân tràn đầy lòng tin đối với tương lai:

"Tôi nghĩ, những gì mà Nhật Bản và Hàn Quốc làm được thì Trung Quốc chắc chắn có thể làm được."