Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ -- Trương Triều Dương—người sáng lập mạng Sohu
   2009-01-13 14:24:40    cri

Nghe Online

Nói về anh, bạn cứ hỏi các bạn trẻ Trung Quốc thích lên mạng, không có ai không biết tên anh. Anh tên là Trương Triều Dương, từng được Tuần báo Thời đại Mỹ bình chọn là một trong "50 người hùng kỹ thuật số toàn cầu". Chỉ trong 10 năm, anh Trương Triều Dương từ một du học sinh về nước trở thành Tổng Giám đốc điều hành.

Ngoài cổng phía đông Đại học Thanh Hoa ở khu Hải Điện Bắc Kinh, san sát rất nhiều toà nhà văn phòng liên quan đến ngành công nghệ thông tin, trong đó tòa nhà cách cổng trường Đại học Thanh Hoa gần nhất gọi là "Bui-đinh Mạng Sô-hu". Chính Văn phòng của anh Trương Triều Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Mạng Sô-hu là nằm trên tầng cao nhất của toà bui-đinh này, đứng trước cửa sổ của văn phóng nhìn xuống, có thể nhìn thấy toàn cảnh của Đại học Thanh Hoa.

Nếu ngược dòng thời gian trở về một ngày trong năm 1986, đứng ở vị trí này vừa vặn có thể trông thấy anh Trương Triều Dương chỉ mới 22 tuổi, lúc đó anh đang kéo một chiếc va li to bước ra khỏi cổng trường, chuẩn bị lên đường đến Học viện khoa học-tự nhiên Ma-xa-chu-xét Mỹ du học, đôi mắt của anh tràn đầy sự bối rối.

"Tôi tốt nghiệp vào năm 1986, lúc đó chỉ chăm chú học tập, không quan tâm đến thế giới bên ngoài, tôi không biết sau khi đến Mỹ sẽ xảy ra việc gì, không biết sau này có trở về hay không."

Trước khi tiếp tục câu chuyện của anh Trương Triều Dương, Mẫn Linh xin giới thiệu với các bạn về một bối cảnh. Ngày 23 tháng 6 năm 1978, đồng chí Đặng Tiểu Bình, Nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó khi nghe báo cáo công tác của Bộ Giáo dục về vấn đề cử lưu học sinh, đồng chí tán thành tăng số lượng lưu học sinh, cần phải cử hàng trăm nghìn, mà không chỉ 7-8 người. Câu nói này đã dấy lên trào lưu cử lưu học sinh quy mô sang nước ngoài du học của Trung Quốc.

Bối cảnh trên đây là gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của anh Trương Triều Dương. Anh cũng thừa nhận, trong quá trình trưởng thành của anh, năm 1986 là một ranh giới, còn quyết định của đồng chí Đặng Tiểu Biểu nêu ra vào năm đầu thực thi cải cách mở cách đã làm thay đổi vận mệnh của một số đông người, trong đó có anh Trương Triều Dương.

"Về việc cử du học sinh là có ảnh hưởng sâu xa đối với sự tiến bộ của Trung Quốc trong các mặt, bởi vì mối liên hệ giữa Trung Quốc và thế giới là chặt chẽ và thông qua nhiều con đường, các lưu học sinh đích thân cảm nhận mối liên hệ này. Cho nên, lúc bấy giờ đồng chí Đặng Tiểu Bình quyết định cử người đi nước ngoài học tập là có ý nghĩa lịch sử sâu xa."

Từ Đại học Thanh Hoa đến Học viện khoa học-tự nhiên Ma-xa-chu-xét, từ Trung Quốc đến Mỹ, Trương Triều Dương không ngừng thay đổi và trưởng thành.

Ở Mỹ, anh đã tiếp xúc với mô hình lập nghiệp kiểu "thung lũng Xi-li-côn", cũng chính mô hình này đã đốt cháy lòng nhiệt tình của anh. Là người Trung Quốc đợt đầu cảm nhận sức hút của In-tơ-nét, anh cũng nhận thức rõ rằng kinh tế In-tơ-nét sẽ thôi thúc giá trị thương mại và xã hội khiến mọi người lấy làm ngạc nhiên.

Vì vậy, tháng 7 năm 1995, Trương Triều Dương nảy sinh ý tưởng mạnh mẽ mong về nước lập nghiệp:

"Ngay khi tiếp xúc với In-tơ-nét thời kỳ đầu đã cảm nhận được sức hút của nó. Vì có sự hiểu biết về In-tơ-nét, tôi quyết định về nước làm về In-tơ-nét. Hai quyết định—về nước và làm In-tơ-nét sau đó được chứng minh là hết sức đúng đắn."

Chính vì vậy, anh đã mang theo lòng nhiệt tình và niềm vui khôn xiết, đáp tàu điện ngầm xuyên qua con sông Xa-lét, đến toàn thị chính chính quyền Bô-xtơn Mỹ, đăng ký thành lập một công ty mang tên "Ái Đặc Tín", công ty này là tiền thân của Sô-hu.

Nhưng anh Trương Triều Dương đối mặt với vấn đề mà tất cả những người lập nghiệp đều gặp phải, đó là có công ty rồi, nhưng lấy tiền đâu ra?

Lúc này trong túi anh Trương Triều Dương đâu có tiền, anh bèn đi khắp mọi nơi để huy động vốn.

Trong vấn đề huy động vốn, anh Trương Triều Dương là người may mắn. Anh đã thuyết phục Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm phương tiện truyền thông Học viện khoa học-tự nhiên Ma-xa-chu-xét Nê-grô-pôn-tê và Nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ Rô-bớt, huy động được khoản vốn đầu tiên trị giá 220 nghìn đô la Mỹ.

Như vậy, anh Trương Triều Dương trở thành người đầu tiên mang theo đô la Mỹ về nước làm In-tơ-nét, năm đó là năm 1996.

Sau đó anh lại huy động được khoản vốn thứ hai. Với sự hỗ trợ của tiền vốn, anh Trương Triều Dương có thời gian nghiên cứu về In-tơ-nét và dần dần tìm ra một con đường phát triển In-tơ-nét phù hợp tình hình trong nước Trung Quốc, điều này cũng khiến công ty Sô-hu vươn lên từ sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành.

"Thực ra, lúc đó chúng tôi cũng không biết In-tơ-nét là gì, tôi chỉ thấy rất thoải mái khi gửi thư điện tử và chát ở Học viện khoa học-tự nhiên Ma-xa-chu-xét. Sau đó, trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, chúng tôi mới nhận thức được mạng In-tơ-nét là một mặt bằng khai thác liên quan với nhau, chính vì ý tưởng này, chúng tôi trước tiên mở một trang Web trong nước, giúp mọi người tìm kiếm thông tin."

Anh Trương Triều Dương thông qua sự từng trải của mình đã chứng minh với mọi người, trong sự cạnh tranh kinh tế In-tơ-nét, quy tắc duy nhất dẫn đến thành công là "người xu thời sẽ được sống".

Tìm đúng phương hướng thì sự nghiệp của công ty Sô-hu ngày một phát triển. Năm 2000, công ty Sô-hu niêm yết thành công trên thị trường cổ phiếu Na-xđát, sau đó lại thu mua Trang Web diễn đàn In-tơ-nét dành cho bạn trẻ lớn nhất Trung Quốc, sự phát triển quy mô hóa của diễn đàn In-tơ-nét đã tiếp thêm nội lực mới cho công ty Sô-hu, khiến Sô-hu trở thành trang Web lớn nhất Trung Quốc.

Anh Trương Triều Dương cũng là nhà doanh nghiệp Trung Quốc duy nhất có tàu du lịch tư nhân, anh đặt tên cho tàu của mình là "Khoái Lạc", có ý "vui vẻ", bởi vì, anh Trương Triều Dương hiện đã biết tạo ra của cải một cách vui vẻ, và tìm kiếm niềm vui từ của cải.

Anh Trương Triều Dương đã trở thành một dấu hiệu, một hiện tượng, trở thành thần tượng và mục tiêu phấn đấu của thế hệ càng trẻ hơn.