Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--30 năm: Ký ức về trang phục Trung Quốc
   2009-01-06 15:38:53    cri

Nghe Online

Thưa các bạn, một năm mới đã đến với chúng ta, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng bước sang năm thứ 31, trong 30 năm qua, Trung Quốc đã có sự thay đổi long trời lở đất, trong đó kể cả những bộ trang phục của mọi người.

Hôm nay, Nam Dương và Mẫn Linh sẽ cùng các bạn điểm lại những thay đổi về mặt ăn mặc của các bạn trẻ Trung Quốc kể từ khi thi hành cải cách mở cửa đến nay.

Thập niên 70 của thế kỷ 20

Nếu trở lại với các đường phố Trung Quốc trong những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ trước, những gì mà bạn trông thấy đều là các kiểu trang phục bộ đội, quần áo Tôn Trung Sơn, quần áo công nông và màu xanh lá cây, màu xanh da trời, màu xám. Cụm từ "thời thượng" hầu như chưa bao giờ xuất hiện trong đầu óc của người dân Trung Quốc.

Người dân Trung Quốc lúc đó hầu như không biết "thời trang" là gì, càng không biết nên phối hợp màu sắc trang phục như thế nào. Nhưng năm 1979, năm thứ hai Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Pháp Pi-e Các-đanh mang theo những bộ thời trang đặc sắc của ông đặt chân tới đất nước bế quan tỏa cảng từ lâu và đang chuẩn bị mở cửa đối ngoại này.

Nhằm giới thiệu thương hiệu của mình, ông Pi-e Các-đanh rất muốn tìm một người mẫu để giới thiệu "sản phẩm" của mình, một cô thư ký văn phòng lúc đó lọt vào tầm mắt của ông:

"Tôi nhìn thấy một cô thư ký xinh đẹp, mặc dù dáng người không cao, lại hơi mập. Lúc đầu cô hơi ái ngại, không muốn mặc thử, tôi bảo cô đừng ngại, cứ mặc thử đi. Nhưng sau khi cô thư ký cởi áo khoác ra, tôi rất ngạc nhiên, trên người cô còn mặc tám chiếc áo mỏng và dày đủ các màu: nào là màu đỏ, màu vàng, màu xanh..."

Đây là cách ăn mặc của người dân Trung Quốc trong thập niên 70 của thế kỷ trước.

Thập niên 80 thế kỷ 20

Trung Quốc trong thập niên 80, cùng với luồng gió cải cách mở cửa đến với muôn vàn hộ gia đình, luồng gió "thời thượng" cũng đến với các hộ gia đình bình thường. Những trang phục và đồ trang trí như Âu phục, áo váy, kính dâm v.v lặng lẽ xuất hiện trên đường phố, và lan ra cả nước chỉ sau một đêm.

Lúc đó có thể nói, bất kể già trẻ trai gái, công nhân, nông dân, thương gia, học sinh đều có hình ảnh giống nhau.

Cái gọi là "thời thượng" không có cá tính này một mặt có thể nói là sự biểu hiện của việc mở cửa của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng nói lên việc mở cửa đó chưa đủ mạnh, quan niệm "thời thượng" chưa đi sâu vào lòng người.

Năm 1984, ông Pi-e Các-đanh đã tổ chức buổi giới thiệu thời trang thương hiệu nước ngoài đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tại Bắc Kinh. Buổi giới thiệu với chủ đề "thời thượng", "thời trang" này đã gây cú sốc chưa từng có ở Trung Quốc.

Chị Trịnh Tư Đề từng tham gia buổi giới thiệu này nhớ lại rằng:

"Hàng trăm bộ trang phục khiến mọi người choáng cả mắt, màu sắc rất tươi đẹp, mà kiểu cách rất có cá tính, mạnh dạn và đi trước, chúng tôi chưa bao giờ thấy những bộ trang phục như vậy."

Nếu ông Pi-e Các-đanh là người giới thiệu quan niệm "thời thượng" và "thời trang" cho người Trung Quốc, thì tạp chí "ELLE trang phục thế giới" đã làm cho sự "thời thượng" đó đi vào đời sống kinh tế và cuộc sống của người dân Trung Quốc.

Năm 1988, tạp chí "ELLE trang phục thế giới" đến Trung Quốc, và cũng là tạp trí thời thượng quốc tế đầu tiên được du nhập vào Trung Quốc. Nguyên Tổng biên tập của "ELLE", chị Dần Nham nhớ lại rằng, do các bộ trang phục mà các biên tập viên phối hợp cho người mẫu đã thể hiện đầy đủ đặc sắc địa phương, tự nhiên, thời thượng mà không đi trước, quái lạ, cho nên tạp chí "ELLE" nhanh chóng trở thành mẫu mực trong phối hợp và cắt may trang phục của người dân lúc bấy giờ. Chị nói:

"Lúc đó chúng tôi đi dạo phố đều trông thấy tạp chí 'ELLE'. Nhiều người may quần áo theo những kiểu in trên tạp chí này, đây có thể là sự chỉ dẫn duy nhất cho mọi người, là phương thức làm cho mình càng thời thượng và đẹp đẽ hơn."

Thập niên 90 thế kỷ 20

Bước vào thập niên 90, cùng với chính sách mở cửa được thực thi hơn nữa, cánh cửa của Trung Quốc cũng được mở rộng hơn nữa. Mức sống không ngừng được nâng cao, cách ăn mặc của người dân Trung Quốc cũng càng ngày càng theo đuổi mốt.

Nào là áo cánh dơi, quần bỏ, ....v.v, những trang phục càng thời thượng, càng thông thoáng, càng cá tính hóa đều đang thịnh hành. Từ "một bộ quần áo mặc trong nhiều mùa" đến "mỗi mùa mặc nhiều bộ khác nhau", từ "bảo thủ cứng nhắc" đến "nêu cái mới, đặt cái lạ", sự biến thiên về trang phục của người dân Trung Quốc không những thể hiện sự biến đổi to lớn mà công cuộc cải cách mở cửa mang lại cho kinh tế Trung Quốc, cũng nói lên sự thay đổi về tư tưởng và quan niệm cũng như sự nâng cao về trình độ văn minh của người dân Trung Quốc.

Thế kỷ 21

Bước vào thế kỷ mới, công cuộc cải cách mở cửa khiến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc thu hút sự chú ý của mọi người, trang phục và thời trang thương hiệu nước người lần lượt đi vào thị trường Trung Quốc, các khu sầm uất trong thành phố la liệt những cửa hàng bán hàng hiệu.

Người Trung Quốc nhận thức được rằng, trang phục không chỉ là quần áo dùng để che thân và sưởi ấm, mà còn là kinh tế, là lịch sử, là văn minh, là nghệ thuật.

N: Vâng, năm 2001, tạp chí "Barzaar", tạp chí thời trang kinh điển và uy tín nhất của Mỹ đến với Trung Quốc. Biên tập viên thâm niên của tạp chí này Hách Ninh cho biết:

"Lúc đó Trung Quốc sắp gia nhập WTO, những cái dung hợp quốc tế hóa bắt đầu xuất hiện. Việc du nhập tạp chí 'Barzaar' cũng là một quyết định phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đòi hỏi của người dân lúc bấy giờ."

Các bạn thân mến, hy vọng thông qua kỳ bài này, thông qua những thay đổi về trang phục, bạn sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự thay đổi của Trung Quốc trong hơn 30 thi hành cải cách mở cửa.