Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--Con đường học lên đại học của hai thế hệ trong một gia đình
   2008-12-16 15:04:40    cri

Nghe Online

Các bạn thân mến, quyết sách thực thi cải cách mở cửa của Trung Quốc bắt đầu từ 30 năm trước, tức là cuối năm 1978, đã làm thay đổi vận mệnh của Trung Quốc, song, đối với nhiều người từng trải qua thời kỳ đó mà nói, tín hiệu biến đổi xã hội trên thực tế càng sớm hơn, tức là cuối năm 1977, bởi vì năm đó, 5,7 triệu thí sinh đã bước vào phòng thi, tham gia cuộc thi đại học và cao đẳng được khôi phục đầu tiên sau 10 năm bị gián đoạn, việc này được mọi người coi là "tiếng gọi trước tiên" tiến hành cải cách của một dân tộc mới thoát khỏi cơn thảm họa.

Người dân Trung Quốc cho rằng, cuộc cải cách trong lĩnh vực giáo dục đến sớm hơn và có quan hệ chặt chẽ hơn với số phận của mình. Trong tiết mục hôm nay, Mẫn Linh và Nam Dương sẽ qua câu chuyện học đại học của hai thế hệ trong một gia đình để cùng các bạn thính giả cảm nhận dấu ấn lịch sử của giáo dục Trung Quốc trong 30 năm nay.

Ở thành phố Dương Châu miền nam Trung Quốc có một gia đình họ Vương, 10 thành viên thuộc hai thế hệ của gia đình này đều đã chứng kiến và được lợi từ cuộc cải cách cơ chế giáo dục Trung Quốc. 5 anh chị em thế hệ trước đều đã tốt nghiệp đại học, trong khi đó, thế hệ sau đều là nghiên cứu sinh thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

Bây giờ ở các thành phố Trung Quốc, những "gia đình có trình độ học vấn cao" như vậy cũng không ít. Song, câu chuyện của gia đình này còn phải kể từ thế hệ trước.

"Tôi tham gia cuộc thi đại học vào cuối năm 1977, không bao lâu nhận được giấy báo của Đại học Y khoa Nam Ninh, tháng 3 năm 1978, tôi bước vào trường đại học. Tiếp theo, anh trai tôi cũng thi đỗ Khoa Chính trị trường Đại học Sư phạm Hoa Trung Vũ Hán, sau đó là chị cả tôi thi đỗ vào Khoa Trung văn trường Đại học Sư phạm Dương Châu, v.v, 5 anh chị em chúng tôi vốn đều đã mất cơ hội học tập. Trong thời gian những năm khôi phục lại thi đại học và cao đẳng, 5 anh chị em chúng tôi đều lần lượt bước vào đại học, thực hiện ước mơ học lên đại học của chúng tôi."

Bà Vương Hiểu Mẫn, cô em gái út của gia đình này, hiên nay, bà Mẫn đã ngoài 50 tuổi, năm đó, có 5,7 triệu thanh niên thậm chí trung niên trong đó có bà Mẫn từ bản làng, nhà máy, cửa hàng bước vào phòng thi, nhiều người đã làm thay đổi cuộc đời của mình từ đây; trong những năm sau đó, số phận của càng nhiều người và gia đình được gắn bó với cuộc thi.

Việc khôi phục thi đại học đã mang lại niềm hy vọng cho tất cả các thanh niên Trung Quốc lúc bấy giờ. 10 tháng sau khi bà Mẫn tham gia cuộc thi đại học, Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 khiến mọi người quan tâm đã được triệu tập, Trung Quốc bước vào thời đại mới cải cách mở cửa. Chúng ta hãy trở về câu chuyện của gia đình này, thế hệ sau của 5 anh chị em Vương Hiểu Mẫn cũng là 5 anh chị em, quá trình trưởng thành của họ đi cùng với cả quá trình từ xác định đến phát triển chín muồi của hệ thống giáo dục Trung Quốc.

Cháu ngoại của bà Mẫn là Hồ Minh Bác, cùng tuổi với thực thi chính sách cải cách mở cửa. Anh Bác mới 30 tuổi vừa làm giảng viên đại học vừa học tiến sĩ. Anh cho rằng, hệ thống giáo dục của Trung Quốc đã ổn định, thế hệ của anh được giáo dục bền vững và hệ thống. Anh nói:

"Hệ thống và mô hình giáo dục của thế hệ tôi tương đối cố định và ổn định. Phần lớn học sinh và sinh viên bằng tuổi tôi đều đã được học tập bình thường và hệ thống một cách thuận lợi. Từ vườn trẻ, trải qua giáo dục nghĩa vụ, cho đến học đại học, nghiên cứu sinh."

Qua sự phát triển trong 30 năm, Trung Quốc đã xây dựng lên hệ thống giáo dục với trình độ tiên tiến thế giới, điều này đã nâng cao trình độ tiếp thụ giáo dục của người dân Trung Quốc với mức lớn. 30 năm trước, 5 anh chị em của gia đình Dương Châu này đều có thể học đại học, điều này thật rất hiếm có tại Trung Quốc, nhưng thế hệ sau của gia đình này được giáo dục hệ thống và có học vấn càng cao thì đã là điều bình thường. Đề cập tới thế hệ sau của gia đình, bà Mẫn rất tự hào về họ đã đi lên "con đường ưu tú".

"5 cháu của thế hệ sau đã lần lượt học tại Đại lục Trung Quốc, Hồng Công, Mỹ, đều là thạc sĩ hoặc tiến sĩ, chuyên ngành của họ có truyền thông, Trung văn, còn có bào chế thuốc sinh học và vật lý."

Một điều khá lý thú là, học vấn cao mà bà Mẫn lấy làm tự hào này, đối với anh Bác lại là điều hết sức bình thường và không có gì đáng khoe khoang. Làm trong ngành giáo dục, anh Bác cho rằng, cùng với công cuộc cải cách mở cửa từng bước đi vào chiều sâu và sự phát triển đa nguyên về giáo dục, học đại học, có học vấn cao không phải là con đường hữu hiệu duy nhất để tìm được việc làm tốt.

Những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần nêu rõ, cần phải tăng cường công tác đào tạo kỹ năng cho người lao động, mở rộng giáo dục hướng nghiệp trong toàn xã hội. Khi bố trí công tác năm 2008 hồi đầu năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nêu rõ:

"Cần phải dốc sức phát triển giáo dục hướng nghiệp. Tăng cường xây dựng năng lực cơ bản của giáo dục hướng nghiệp, sâu sắc cuộc cải cách cơ chế giáo dục hướng nghiệp về quản lý, phát triển và đầu tư, đào tạo nhân tài có tay nghề với tố chất cao."

Thông qua con đường học lên đại học của hai thế hệ gia đình này, chúng ta có thể ghi nhận: kể từ khi thực thi cải cách mở cửa 30 năm trước đến nay, sự phát triển toàn diện của xã hội Trung Quốc đã làm thay đổi quan niệm giáo dục của người Trung Quốc, đó là coi trọng cả học vấn lẫn đa nguyên hoá.

Toàn xã hội đều hết sức quan tâm giáo dục, số người được tiếp thụ giáo dục các loại tăng nhanh, hệ thống giáo dục của cả nước Trung Quốc đã vững chắc và đi đến chín muồi.

30 năm nay, mỗi chính sách giáo dục được ban hành, mỗi lần thực thi cải cách giáo dục đều thể hiện thiện chí về mang lại lợi ích cho nhân dân và thu được thành tựu to lớn; đối với những vấn đề do những chính sách và cải cách mang lại, Trung Quốc cũng bắt đầu giải quyết.