Nghe Online
Hôm nay xin tiếp tục mời Mẫn Linh—phóng viên đưa tin phỏng vấn Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh chia sẻ cảm nhận đưa tin phỏng vấn Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh trong các sân nhà thi đấu.
Tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh kỳ này, Việt Nam đã cử 9 vận động viên tham gia thi đấu 14 nội dung của 4 môn giu-đô, điền kinh, bơi lội và cử tạ, trong đó có 8 vận động viên là người khuyết tật, 1 vận động viên dẫn đường bình thường, tổng cộng thi đấu 15 trận. Không biết các bạn còn nhớ tên của các vận động viên này không? Còn Mẫn Linh sẽ mãi mãi ghi nhớ họ tên:
Triệu Thị Nhỏi, vận động viên giu-đô; Nguyễn Thị Hải, vận động viên điền kinh; Đào Văn Cường, vận động viên điền kinh; Nguyễn Dân Tới, vận động viên bình thường dẫn đường; Nguyễn Thị Thanh Thảo, vận động viên điền kinh; Nguyễn Quang Vương, vận động viên bơi lội; Lê Văn Công, vận động viên cử tạ; Châu Hoàng Tuyết Loan, vận động viên cử tạ; Đinh Thị Ngả, vận động viên cử tạ.
Trận thi đấu đầu tiên của Đoàn Việt Nam là vào ngày thứ hai sau lễ khai mạc Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh. Đó là ngày 7 tháng 9, vận động viên Triệu Thị Nhỏi thi đấu trong nội dung giu-đô hạng cân 52kg nữ. Giữa sân là hai sàn thi đấu số 1 và số 2, xung quanh ngồi chật ních khán giả, mọi người hoan hô cổ vũ cho tuyển thủ các nước trên thế giới. Bầu không khí trong ngày thi đấu đầu tiên khiến Mẫn Linh lấy làm ngạc nhiên, không ngờ có khán giả đông như vậy đến xem thi đấu Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, dù sao theo tình hình của các kỳ Pa-ra-lim-pích trước đây, sức hấp dẫn của Pa-ra-lim-pích không bằng Ô-lim-pích. Sau đó, Mẫn Linh có trao đổi với Trưởng Đại diện Thông Tấn xã Việt Nam tại Bắc Kinh Nguyễn Xuân Chính về điều này, anh Chính cũng có cảm nhận như Mẫn Linh.
Trên đấu trường của Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, mỗi vận động viên Việt Nam đều đã nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt nhất của khán giả Trung Quốc. Mặc dù không thể đứng lên bục trao giải thưởng, nhưng phần lớn các vận động viên Việt Nam lần đầu tiên tham gia Đại hội Pa-ra-lim-pích đều tận hưởng bầu không khí thi đấu, thể hiện phong độ của mình, vượt lên chính mình.
Dưới sân thi đấu, Mẫn Linh thường là người đầu tiên được chia sẻ cảm nhận thi đấu của họ, bởi vì khu phỏng vấn nằm ngay bên con đường duy nhất rời sân thi đấu dành cho vận động viên, cho nên trong khu phỏng vấn ở các sân nhà thi đấu đã để lại nhiều cuộc đối thoại thú vị giữa Mẫn Linh với các vận động viên Việt Nam.
Trận thi đấu để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho Mẫn Linh là trận thi đấu đầu tiên của Đoàn Việt Nam, Triệu Thị Nhỏi thi đấu trong nội dung giu-đô khiếm thị.
Triệu Thị Nhỏi năm nay mới 20 tuổi, là lần đầu tiên bước lên sân thi đấu Pa-ra-lim-pích, mặc dù Nhỏi đã kết thúc trận thi đấu này rất nhanh bởi vì gặp đối thủ lớn mạnh, nhưng sự kiên định của Nhỏi thể hiện trên sàn đấu đã để lại ấn tượng rất sâu sắc cho Mẫn Linh, và điều khiến Mẫn Linh khó quên nhất là câu nói của Nhỏi khi trả lời phỏng vấn của Mẫn Linh ngay sau trận thua đầu tiên. Nhỏi nói:
"Em đã làm điều mà ba mẹ mong muốn không thành sự thật, con xin lỗi."
Lúc đó Mẫn Linh muốn nói với Nhỏi, thực ra Nhỏi không phụ lòng cha mẹ, vì Nhỏi đã có mặt trên sân thi đấu Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, khán giả tại hiện trường đã ghi nhận Nhỏi chiến thắng khó khăn sự khiếm thị, làm mọi động tác kỹ thuất của giu-đô đến nơi đến chốn. Tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh không có người thất bại, chỉ có những người chiến thắng khó khăn. Điều mà Mẫn Linh muốn nói nhất là, Triệu Thị Nhỏi, em rất giỏi.
Khẩu hiệu của Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh là "Vượt lên chính mình, hội nhập và chia sẻ", các vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh đã vượt lên chính mình. Có lẽ lời tâm sự của vận động viên điền kinh Việt Nam Đào Văn Cường sau khi kết thúc trận thi đấu cuối cùng của mình có thể đại diện cho tiếng nói tận đáy lòng của tất cả các vận động viên Việt Nam. Đào Văn Cường nói:
"Ra đấu trường lớn này, với bóc dáng của con người Việt Nam rất nhỏ bé, nhưng tôi thi đấu luôn ở tốp giữa, tôi rất vui."
Chúng ta hãy cùng ghi nhớ mỗi bước, mỗi động tác đẩy, mỗi lần giang rộng cánh tay trên đấu trường Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, cũng như nụ cười, sự muối tiếc của họ... |