Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--anh đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho trẻ em mồ côi và tàn tật ở Trường Sa
   2008-01-29 12:10:09    cri

Nghe Online

Tại Trung tâm tập huấn phục hồi sức khoẻ cho trẻ em mồ côi và tàn tật ở Trường Sa, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, hầu như ngày nào đều có thể trông thấy bóng dáng một người bận rộn, anh có nước da trắng toát khác với mọi người xung quanh và còn được các em ở đây gọi thân mật là ông anh Ô-xtrây-li-a.

Ông anh Ô-xtrây-li-a tên là Giu-xtin A-nê-mác, năm nay 33 tuổi, là tình nguyện viên nước ngoài của trung tâm này.

Trước khi đến Trung Quốc, Giu-xtin là một kiến trúc sư ở Ô-xtrây-li-a, vợ anh, chị Li-sa là một nhân viên công tác ở bệnh viện. Thu nhập của hai vợ chồng vào cỡ trung bình khá ở địa phương, cuộc sống súng túc. Vậy tại sao anh lại từ bỏ cuộc sống mà nhiều người ao ước để đến làm việc tại một nước xa lạ?

Hóa ra Giu-xtin và Li-sa cưới nhau khi còn rất trẻ, lúc đó Giu-xtin mới 21 tuổi. Điều không may là sau hai lần bị sẩy thai, bác sĩ nhận định vợ anh không thể sinh con nữa. Bởi vậy, vợ anh quyết định, tuy không thể sinh con nhưng có thể chăm sóc các em thiếu tình thương của mẹ. Giu-xtin nói:

"Lúc đó, tôi có bạn làm ở Văn phòng Hiệp hội từ thiện quốc tế quan tâm Trung Quốc tại Hồng Công. Các bạn cho chúng tôi biết, hàng năm tổ chức này đều tổ chức đoàn tập huấn người tình nguyện ngắn hạn, tổ chức cho người nước ngoài đến Trung Quốc làm hoạt động từ thiện. Tôi nói với vợ rằng, nếu em muốn thì cứ đi làm đi. Bởi vậy, Li-sa đã tới Trường Sa và trông thấy những trẻ em tàn tật bẩm sinh ở Viện Phúc lợi Trường Sa."

Trong thời gian ở Trường Sa, tâm hồn của Li-sa bị rung cảm mạnh. Sau khi trở về Ô-xtrây-li-a, Li-sa đã kể lại với Giu-xtin những điều tai nghe mắt thấy tại Trường Sa, và đề nghị Giu-xtin nên có một chuyến thăm Trường Sa.

Vì vậy, năm 1999, Giu-xtin lần đầu tiên đặt chân đến Trường Sa. Anh cho biết

"Khi lần đầu tiên đứng trước cổng Viện Phúc lợi, tôi phát hiện các em nhìn tôi như nhìn một người khổng lồ. Tôi thật không tin, các em dễ thương này là bị bỏ rơi. Cảm nhận sâu sắc lúc đó của tôi là mình phải làm một việc gì để thay đổi cuộc sống của các em này."

Lúc này, Li-sa lại đề nghị ở lại Trung Quốc một thời gian dài để chăm sóc các em mồ côi và tàn tật. Đề nghị của Li-sa khiến Giu-xtin lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Anh nói:

"Đây là một sự lựa chọn rất khó khăn, có nghĩa là chúng tôi phải từ bỏ cuộc sống vốn có, xa người thân, phải bán xe và đến định cư tại một nước mới. Khi bạn bè biết được tin này đều cho rằng tôi bị điên."

Sau khi suy nghĩ kỹ, tháng 10 năm 2000, hai vợ chồng Giu-xtin quyết định bán hết gia sản tại Ô-xtrây-li-a, cùng đáp máy bay sang Trung Quốc.

Vừa mới đến Trung Quốc, khó khăn đầu tiên mà Giu-xtin gặp phải là ngôn ngữ. Bởi vì nếu muốn thật sự tìm hiểu những trẻ em mồ côi và giúp đỡ các em, trước tiên là phải biết giao tiếp với các em.

Cho nên Giu-xtin trước hết đã dành hai năm học tập tiếng Trung tại Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam, ngoài giờ học, Giu-xtin mỗi tuần đến viện phúc lợi một lần, cùng vui đùa, cùng hát với các em. Giu-xtin cũng có tên tiếng Trung của mình là Giang Tư Viễn.

Mặc dù tiếng Trung không sõi lắm, nhưng Giu-xtin rất nhanh hòa mình với các em. Các em trong viện phúc lợi coi Giu-xtin là người thân của mình.

"Anh Giang Tư Viễn có tốt không?"

"Rất tốt, anh thương yêu chúng em, chúng em cũng quý mến anh."

Cuộc sống cũng như một bản nhạc lúc trầm lúc bổng, tràn đầy sự bất ngờ. Đầu năm 2002, Giu-xtin vui mừng phát hiện, vợ anh, chị Li-sa đã mang bầu. Nhằm tránh tái diễn sự đáng tiếc trước đây, Giu-xtin đưa vợ vào Bệnh viện Tương Nhã Trường Sa để y tá chăm sóc ngày đêm.

Các chuyên gia trong bệnh viện không những chỉ dẫn vợ chồng Giu-xtin những kiến thức chăm sóc sức khoẻ trong thời gian mang thai, mà còn kiểm tra ra nguyên nhân dẫn đến Li-sa thường bị sẩy thai, và cắt thuốc đúng bệnh, thu được hiệu quả điều trị tốt đẹp.

Cuối năm 2002, Giu-xtin đã có con đầu lòng của mình, vì vậy anh rất cảm ơn các bác sĩ Trung Quốc. Anh nói:

"Tôi chăm sóc trẻ em Trung Quốc, trong khi đó bác sĩ Trung Quốc cũng mang lại hạnh phúc to lớn cho chúng tôi, giúp vợ chồng tôi có con của mình. Tôi hết sức khâm phục các bác sĩ Trung Quốc."

Từ đó, Giu-xtin đã dành cho trẻ em mồ côi và tàn tật sự thương yêu, chăm sóc gấp bội bằng sự cảm kích của mình đối với người Trung Quốc.

Thời gian trôi qua từng ngày, Giu-xtin đã chứng kiến những trẻ em từ lúc sơ sinh ốm yếu trở thành những thiếu niên biết tự chăm sóc mình, biết tư duy. Cứ đến cuối tuần, các em đã lớn rời viện phúc lợi sinh sống độc lập vẫn thường xuyên về thăm Giu-xtin.

Bởi vì trong con mắt các em, ông anh người nước ngoài này là bạn thân có thể tin cậy.

"Các em đó đều là bạn thân của tôi. Tôi coi các em như em ruột của tôi. Chúng tôi thường quây quần bên nhau vào tối cuối tuần. Cùng xem TV, chơi trò chơi, chia sẻ sự từng trải của mình."

Trong những năm ở Trung Quốc, ngoài kết bạn trong viện phúc lợi, Giu-xtin còn có cảm nhận sâu sắc thành phố Trường Sa ngày càng quan tâm đến người tàn tật. Anh nói:

"Trường Sa đã thay đổi rất nhiều so với năm 1999 khi tôi lần đầu tiên đặt chân đến đây, trước đây cơ sở hạ tầng dành cho người tàn tật tương đối ít, bây giờ có nhiều rồi. Chính quyền địa phương tạo nhiều thuận lợi cho những người tàn tật cần giúp đỡ."

Hiện nay, ở Trường Sa hàng năm có ngày càng nhiều người nước ngoài tham gia vào hàng ngũ người tình nguyện phục vụ tại Trung tâm tập huấn phục hồi sức khoẻ cho trẻ em mồ côi và tàn tật. Giu-xtin cũng đã được thăng chức, trở thành người phụ trách của nhân viên người nước ngoài.

Anh Tống Tiểu Dũng làm việc với Giu-xtin nhiều năm cho biết anh rất khâm phục Giu-xtin. Anh nói, Giu-xtin đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho những trẻ em mồ côi và tàn tật ở Trường Sa.

"Tôi cho rằng, những bạn trẻ như Giu-xtin có thể dành quãng đời đẹp nhất của mình cho nơi đây là điều không dễ dàng."

Giờ đây, Giu-xtin đã là người cha của ba mặt con, hằng ngày chăm sóc xong các em ở trung tâm lại về nhà chăm sóc con cái của mình. Tuy cuộc sống rất bận rộn, nhưng Giu-xtin lại tự lấy làm vui vẻ, và quyết tâm dành toàn bộ tình thương yêu của mình cho những trẻ em dễ thương này.