Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--Đại học của chúng tôi liên quan đến Việt Nam
   2007-12-25 14:12:37    cri

Nghe Online

Hai bạn sinh viên Trung Quốc đối thoại bằng tiếng Việt có phát âm chưa phải chuẩn lắm, câu nói cũng đơn giản, nhưng hai bạn sinh viên này mới học tiếng Việt có hai tháng thôi, hơn nữa bây giờ vẫn đang trong giai đoạn học cách phát âm, kể cả 26 chữ cái tiếng Việt cũng chưa học hết, nói được như vậy là giỏi lắm rồi đấy.

"Em tên là Trương Tân Trì 19 tuổi, đến từ Bắc Kinh, hiện đang theo học chuyên ngành tiếng Việt tại Trường Đại học Ngoại thương Trung Quốc."

"Em tên là Ngô Vũ Khiết cũng 19 tuổi, đến từ Quảng Tây, cũng là sinh viên chuyên ngành tiếng Việt Nam của Trường Đại học Ngoại thương."

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân tài tiếng Việt của Nhà nước, hiện nay có nhiều trường đại học Trung Quốc đã mở chuyên ngành tiếng Việt. Ở Bắc Kinh, Đại học Bắc Kinh--một trong những trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc, Đại học Ngoại thương và Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đều đã mở chuyên ngành tiếng Việt. Ngoài ra, các trường đại học ở thành phố Nam Kinh, Lạc Dương, tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây đều mở chuyên ngành tiếng Việt. Các sinh viên tốt nghiệp của những trường đại học này hiện đang làm việc năng động trên các cương vị công tác, góp phần thúc đẩy sự giao lưu giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Hai bạn Trương Tân Trì và Ngô Vũ Khiết hiện là sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Việt của Trường Đại học Ngoại thương, cho nên trong 4 năm đại học và trong tương lai, các bạn sẽ gắn liền với ngôn ngữ của Việt Nam, nhân dân Việt Nam và mọi thứ liên quan đến Việt Nam.

Nhắc tới việc thi đỗ chuyên ngành tiếng Việt, bạn Ngô Vũ Khiết đã nói liền một mạch mấy từ "tốt".

"Học tiếng Việt Nam rất tốt, sau này cơ hội việc làm cũng nhiều. Hiện nay lớp chúng em chỉ có 10 bạn, mọi người cùng lên lớp thật là tốt, cảm giác cũng rất tốt, lớp chúng em rất đoàn kết."

Còn bạn Trương Tân Trì thì cho chúng tôi biết, sở dĩ bạn chọn chuyên ngành tiếng Việt là vì tiếng Việt dễ học hơn các thứ tiếng ngoại ngữ khác.

"Hồi đó em có thể lựa chọn một trong 5 chuyên ngành là tiếng Tây Ban Nha, tiếng A-rập, tiếng Nhật Bản, tiếng Nga và tiếng Việt Nam, em cảm thấy tiếng Nhật Bản và tiếng A-rập rất khó học, cho nên khi đăng ký nguyện vọng, em đã chọn tiếng Nga và tiếng Việt là nguyện vọng đầu tiên. Sau đó em đã thi đỗ chuyên ngành tiếng Việt, em thấy rất tốt, bởi vì em nghe nói tiếng Nga cũng rất khó học."

Bất kể vì lý do gì mà chọn học chuyên ngành tiếng Việt, hai bạn Ngô Vũ Khiết và Trương Tân Trì sẽ cùng 8 bạn khác trong lớp cố gắng học tốt tiếng Việt trong 4 năm đại học sắp tới.

Môn học chính của các em trong học kỳ đầu tiên là "Tiếng Việt cơ sở" và "Tình hình khái quát Việt Nam". Môn "Tiếng Việt cơ sở" chủ yếu là học về phát âm tiếng Việt và một số từ mới đơn giản, còn "Tình hình khái quát Việt Nam" sẽ tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán của Việt Nam.

Mỗi tuần các bạn có 7 tiết học "Tiếng Việt cơ sở" và 1 tiết học "Tình hình khái quát Việt Nam", mỗi tiết học 90 phút. Bạn Ngô Vũ Khiết vẫn nhớ như tin tiết học tiếng Việt đầu tiên:

"Trong tiết học tiếng Việt đầu tiên, trước hết cô giáo hỏi chúng em 'biết gì về Việt Nam', rồi cô giới thiệu sự cấu thành chữ cái và yêu cầu về phát âm của tiếng Việt, sau đó dạy chúng em phát âm ba chữ cái."

Phát âm ba chữ cái này là lần đầu tiên các bạn tiếp cận tiếng Việt Nam.

"U, Ô, O."

Việc học tiếng Việt đối với người Trung Quốc mà nói còn đậm đà "đặc sắc địa phương". Do vị trí phát âm của tiếng Việt gần giống với vị trí phát âm của một số phương ngôn ở miền Nam Trung Quốc, cho nên, đối với các bạn đến từ miền Nam Trung Quốc, phát âm tiếng Việt tương đối dễ, còn đối với các bạn đến từ miền Bắc như bạn Trương Tân Trì thì một số âm tiếng Việt lại khó cực kỳ.

"Trong tiết học đầu tiên, sự phát âm của em đã gặp trắc trở, bởi vì chúng em đã học âm kêu 'B' và phụ âm không kêu 'P', cô giáo cho rằng phát âm của em không chuẩn lắm, cho nên em đã luyện tập nhiều lần. Ngoài ra em còn không biết phát âm 'Ng', về nhà tập luyện hai ngày mới phát ra được âm này."

Thông qua sự nỗ lực và luyện tập không ngừng, bạn Trương Tân Trì hiện đã phát ra được mọi thanh tiếng Việt, nhưng học nhiều rồi, có khi sẽ xuất hiện tình trạng "lẫn lộn".

"Vì vẫn chưa thông thạo cách phát âm, có khi chỉ chú ý đến phát âm mà quên mất dấu."

Nhằm luyện tập tốt phát âm, các bạn sinh viên năm thứ nhất này đều hết sức cố gắng, sau khi tan lớp các bạn lúc nào cũng tập luyện, nhất là tập luyện về những âm khó phát. Trên đường tới lớp và tan lớp, lúc ăn cơm, ôn tập hoặc soi gương... các bạn đều mò mẫm vị trí phát âm, luyện tập bao nhiêu lần cũng không thấy chán.

Như vậy mới đúng chứ, bởi vì bất kể học ngoại ngữ nào, phát âm rõ và chuẩn là quan trọng hàng đầu, chỉ có phát âm chuẩn xác thì các bạn Việt Nam mới hiểu ý của mình.

Ngoài sự cố gắng của bản thân ra, nhà trường còn bố trí một lớp học chuyên cho các bạn luyện tập phát âm, hằng ngày đều có cô giáo kiểm tra và uốn nắn phát âm cho họ.

Để học tốt tiếng Việt, các bạn còn dự định sang Việt Nam lưu học một năm vào năm thứ 2 đại học, giao lưu tại chỗ với các bạn Việt Nam bằng những gì mà mình học được.

Các bạn từ hoàn toàn không hiểu tiếng Việt đến bây giờ đã có hứng thú nồng nàn với tiếng Việt. Không những thế, các bạn đã bắt đầu sắp xếp tương lại của mình.

Các bạn cho biết, sau này làm cán bộ ngoại giao, giáo viên, viên chức... đều được, miễn là có liên quan đến Việt Nam, bởi vì họ yêu thích tiếng Việt, yêu mến Việt Nam.

Còn bạn Ngô Vũ Khiết cũng mong muốn trở thành một phát thanh viên tiếng Việt.

Hy vọng các bạn sinh viên ngành tiếng Việt tràn đầy sức sống này có thể thực hiện ước mơ của mình.

Có lẽ trong tương lai không xa, trên đường phố của Việt Nam, các bạn thính giả sẽ bắt gặp một trong số các bạn đó.