Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mỹ công bố chính sách mới "vừa khích lệ vừa gây sức ép" đối với Xu-đăng và chuyển từ "cô lập" sang "tiếp xúc"
   2009-10-20 15:26:42    CRIonline

Nghe Online

Ngày 19, Chính phủ Mỹ đã công bố một chính sách mới đối với Xu-đăng, nhà phân tích chỉ rõ, chính sách mới này đánh dấu Chính phủ Ô-ba-ma đã thay đổi chính sách đối với Xu-đăng. Sau đây, mời các bạn đón nghe bản tin nhan đề: Mỹ công bố chính sách mới "vừa khích lệ vừa gây sức ép" đối với Xu-đăng và chuyển từ "cô lập" sang "tiếp xúc".

Khi công bố chính sách mới này trong cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn nói, đó là nhằm "chấm dứt hành vi xung đột, chà đạp quyền con người và tiệt chủng tại khu vực Đa-phơ; thiết thực đảm bảo "hiệp nghị hòa bình toàn diện" ký năm 2005 giữa hai miền Bắc Nam có thể thực hiện toàn diện; đồng thời đảm bảo Xu-đăng không trở thành "nơi lánh nạn của phần tử khủng bố". Chính sách và chủ trương mới này đã áp dụng phương thức vừa khích lệ vừa gây sức ép cho Chính phủ Xu-đăng. Nhà phân tích cho rằng, rất có thể biện pháp "khích lệ" bao gồm xóa tên Xu-đăng khỏi "danh sách đen các nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố" của Mỹ, còn biện pháp gây "sức ép" rất có thể là tăng cường trừng phạt đối với cá nhân quan chức của Chính phủ Xu-đăng. Bà Hi-la-ry bày tỏ, Mỹ mong "thu được tiến triển qua tiếp xúc rộng rãi và đối thoại thẳng thắn", song chỉ trên miệng là chưa đủ, liệu áp dụng biện pháp "khích lệ" hay là "gây sức ép" sẽ quyết định bởi kết quả biến đổi tình hình khu vực, ví dụ như quan sát tình hình trưng cầu ý dân qua bỏ phiếu tổ chức năm 2011 tại khu vực miền Nam Xu-đăng theo quy định "hiệp nghị hòa bình toàn diện". Lập trường này đã được trình bày rõ trong bản tuyên bố do Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma công bố cùng ngày, đó là "nếu như Chính phủ Xu-đăng có thể cải thiện tình hình khu vực và xúc tiến hòa bình", sẽ nhận được chính sách 'khích lệ'; bằng không sẽ đứng trước 'sức ép' to lớn hơn đến từ Mỹ và cộng đồng quốc tế."

Qua chính sách này, các giới Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ cảm nhận được sự thay đổi về sách lược của Mỹ đối với Xu-đăng, tức là bắt đầu chuyển từ "cô lập" sang "tiếp xúc". Đại diện Mỹ thường trú tại Liên Hợp Quốc bà Su-san Ri-xơ nói, "Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp xúc với các bên Xu-đăng", song không lọai trừ khả năng đối thoại với Tổng thống Xu-đăng Ô-mar An-Ba-xia. Thái độ này của Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh của Chính phủ Xu-đăng.

Quan hệ giữa Mỹ và Xu-đăng lâu nay đều nằm trong tình trạng căng thẳng. Mỹ trước tiên đã cắt đứt sự giao lưu bình thường với chính phủ đương nhiệm Xu-đăng với lý do là Tổng thống Xu-đăng Ba-xia lật đổ chính phủ do dân bầu ra bằng đảo chính, năm 1993, Mỹ đã đưa Xu-đăng vào "danh sách đen các nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố", đồng thời thực thi trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Xu-đăng vào năm 1997. Những năm gần đây, Mỹ lại chỉ trích Chính phủ Xu-đăng tiến hành "thanh trừng chủng tộc" tại khu vực Đa-phơ. Trong quá trình tranh cử Tổng thống, ông Ô-ba-ma từng bày tỏ sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Xu-đăng sau khi đắc cử, đồng thời nêu ra có thể áp dụng biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn và mở khu cấm bay đối với Xu-đăng.

Nhà phân tích cho rằng, sở dĩ Chính phủ Ô-ba-ma mềm hóa lập trường trên vấn đề Xu-đăng, đó là sự điều chỉnh thuận theo diễn biến tình hình ở Xu-đăng, cũng là kết quả thỏa hiệp trong nội bộ Chính phủ Mỹ sau cuộc tranh luận gay gắt về chính sách Xu-đăng. Đại diện Mỹ thường trú tại Liên Hợp Quốc bà Su-san Ri-xơ nói, nếu so với tình hình cách đây 1 năm hoặc 2 năm, tình hình Xu-đăng đã có biến đổi, việc Mỹ tiến hành điều chỉnh đối với chính sách Xu-đăng là sự nỗ lực căn cứ diễn biến tình hình thực tế.

Mặc dù Mỹ thay đổi phần nào lập trường đối với Xu-đăng, song ông Ô-ba-ma cùng ngày ra tuyên bố cho rằng, trong cuối tuần này ông sẽ đổi mới lệnh hành chính đối với "cả nước Xu-đăng nằm trong tình trạng báo động, lệnh hành chính này sẽ tiếp tục trừng phạt nghiêm khắc Chính phủ Xu-đăng. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ vẫn nhận định, hành vi tại khu vực Đa-phơ của Chính phủ Xu-đăng là "hành vi tiệt chủng", đồng thời bày tỏ chưa quyết định lập tức xóa tên Xu-đăng khỏi "danh sách đen các nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố". Nhà phân tích nêu rõ, việc thực hiện hòa bình bền vững tại Xu-đăng cần có sự thúc đẩy thực sự, chứ không đơn giản chỉ ở lời nói suông.