Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế giới cần phải quan tâm hơn nữa an ninh lương thực trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
   2009-10-16 14:07:58    cri

Nghe Online

Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 16-10 là Ngày Lương thực thế giới, chủ đề của năm nay là "Ứng phó khủng hoảng, thực hiện an ninh lương thực". Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc mới đây ra báo cáo "Tình hình lương thực thế giới không an ninh năm 2009" cho rằng, khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây áp lực và ảnh hưởng to lớn cho tình hình an ninh lương thực của toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, hệ thống lương thực thế giới đòi hỏi tiến hành cải cách để làm thay đổi tình trạng này.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, số người đói ăn và suy dinh dưỡng trên thế giới năm nay sẽ tăng đột biến, đạt tới mức kỷ lục 1 tỷ 2 triệu người. Con số này tăng khoảng 100 triệu so với năm ngoái, nói lên cứ 6 người trên thế giới sẽ có một người đứng trước cảnh ngộ đói ăn. Báo cáo cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nước đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế "chưa từng có và nghiêm trọng nhất trong lịch sử", khủng hoảng đã gây tác động trầm trọng cho các nước đang phát triển và người nghèo.

Trước hết, khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng lương thực lần này đan xen nhau. Cuộc khủng hoảng lương thực từ năm 2006 đến năm 2008 đã đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao, mặc dù giá lương thực hiện nay đã có phần giảm so với thời kỳ cao điểm giữa năm 2008, nhưng vẫn cao so với mức giá của những năm gần đây. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng phát lại càng làm cho tình hình này thêm gay cấn, người dân của rất nhiều nước đang phát triển đã rơi vào cảnh nghèo khó vì phải dốc hết tài sản cho dù chẳng có là bao để ứng phó với khủng hoảng lương thực, gây ảnh hưởng tiêu cực cho an ninh lương thực lâu dài.

Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này ảnh hưởng trên diện rộng. Mấy cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến các nước đang phát triển trước đây thường chỉ giới hạn ở cá biệt nước hoặc một khu vực nào đó. Trong tình hình này rất nhiều nước chỉ có thể dựa vào những biện pháp như phá giá đồng nội tệ, vay tín dụng hoặc tranh thủ sự viện trợ quốc tế nhiều hơn để đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này là mang tính toàn cầu, hầu như không có nước nào tránh khỏi, bởi vậy các biện pháp ứng phó khủng hoảng nói trên không sao phát huy được tác dụng.

Ba là, cùng với mức độ nhất thể hoá kinh tế thế giới gia tăng, các nước đang phát triển rất dễ bị tác động bởi thị trường quốc tế. Hiện nay, kim ngạch thương mại và dòng vốn lưu thông của rất nhiều nước đều xuất hiện giảm toàn diện, hiệu qủa xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển (ODA) đều giảm, ngày càng nhiều những người nghèo không sao có được sự cung cấp lương thực cơ bản.

Đứng trước những khó khăn nói trên, cộng đồng quốc tế muốn thực hiện an ninh lương thực bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa. Xét về trước mắt, cần phải cải tiến và hoàn thiện hệ thống an ninh lương thực hiện nay, giúp làm dịu "khó khăn trước mắt" cho những người cần sự giúp đỡ nhất. Ví dụ như: xác định rõ tình hình phân bố và hiện trạng của những người đói ăn trên thế giới hiện nay, kịp thời viện trợ lương thực và hỗ trợ về tài chính; xây dựng chương trình liên quan để giúp tạo thêm việc làm; thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, sản xuất lương thực và phát triển kinh tế; cung cấp vật tư và kỹ thuật nông nghiệp hiện đại cho nông dân, chẳng hạn như giống chất lượng cao, phân bón, máy móc nông nghiệp, v.v.

Xét về lâu dài, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư hơn nữa để nâng cao năng xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển, đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu nghèo khó và đói ăn. Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2008 đã đạt mức kỷ lục 2 tỷ 245 triệu tấn, nhưng chủ yếu là do sản lượng của các nước phát triển được nâng cao với mức lớn 11%, trong khi đó các nước đang phát triển chỉ nâng cao 1,1%. Trong thực tế, nếu không tính đến nhân tố của các nước lớn về nông nghiệp như Trung Quốc, Ấn-độ, Bra-xin, v.v, thì sản lượng ngũ cốc của các nước đang phát triển khác đã giảm 0,8%. Điều này nói lên một số khu vực nghèo khó và người dân đang bức xúc đòi hỏi tăng thêm đầu tư cho nông nghiệp và hỗ trợ về kỹ thuật để nâng cao sản lượng.

Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho rằng "Tuyệt đối không được giảm thiểu sự ủng hộ đối với nông nghiệp". Chỉ có cộng đồng quốc tế nỗ lực hơn nữa, an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp của thế giới mới có thể được bảo đảm.