Tổng Thư ký Ban Ki Mun còn đặc biệt đề cập tới hành động "Bệnh viện an toàn" mà hệ thống Liên Hợp Quốc đề xướng hiện nay chính là nhằm áp dụng biện pháp thực tế để tăng cường an toàn cho bệnh viện. Ông cho biết, chỉ tiêu an toàn của bệnh viện là một danh mục dùng để đánh giá tình hình đề phòng của bệnh viện, hiện đã được châu Mỹ La-tinh cũng như các nước và vùng lãnh thổ như Ô-man, Xu-đăng, Tát-gi-ki-xtan,v.v áp dụng. Ông cho rằng, chi phí để bảo đảm cho các bệnh viện không bị hư hỏng trong thiên tai thấp xa so với thiệt hại do bệnh viện bị sập đổ.
"Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai" năm nay đúng vào lúc hành động "Bệnh viện an toàn" đang được triển khai rầm rộ trên toàn cầu. Đây là một hoạt động được tiến hành trong hai năm do Ban Thư ký chiến lược Quốc tế giảm nhẹ thiên tai, Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới cùng khởi xướng tháng 8 năm ngoái, nhằm bảo đảm cho mọi người có được dịch vụ y tế chữa bệnh sau khi xảy ra thiên tai. Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về giảm nhẹ thiên tai Oan-xtơ-rôm cho biết, hành động này từ khi triển khai đến nay đã thu được nhiều tiến triển và thành quả tích cực, tuy nhiên vẫn đòi hỏi đầu tư hơn nữa để tăng cường khả năng chống đỡ thảm hoạ của bệnh viện. Bà Oan-xtơ-rôm nhấn mạnh, tất cả các cơ quan y tế mới xây dựng của các nước đều cần phải chống đỡ được các rủi ro của thiên tai, chính phủ các nước cũng cần phải tiến hành đánh giá đối với thiết bị an toàn của các cơ quan y tế hiện có, đồng thời áp dụng biện pháp cần thiết để cải thiện.
Trợ lý Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Ê-rích La-rô-chê cũng cho biết, tăng cường năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của bệnh viện sẽ là hướng chính trong hành động nhân đạo và xây dựng cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ sau này. Ông bày tỏ tin tưởng rằng, miễn là cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực sẽ nhất định có thể ứng phó tốt hơn các rủi ro và thách thức. 1 2 |