Ngoài ra, việc cải cách của hai định chế tài chính quốc tế lớn là Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới cũng là một đề tài được quan tâm tại hai hội nghị thường niên lần này. Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế bùng phát năm 2008 cũng đã làm cho vị thế của Quỹ Tiền tệ quốc tế từng một dạo "im hơi lặng tiếng" không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bố cục kinh tế thế giới đã xuất hiện sự thay đổi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực lực của một số nền kinh tế mới nổi đã được tăng cường, tiếng nói yêu cầu tăng thêm quyền phát ngôn và quyền bỏ phiấu trong Quỹ Tiền tệ quốc tế ngày càng dâng cao.
Tháng 3-2008, IMF từng quyết định sẽ tăng thêm quyền bỏ phiếu "quá ít" trong IMF của một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mê-hi-cô và Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến tại hội nghị lần này sẽ tiến hành cụ thể hóa quyết định này các phiên họp thực chất diễn ra trong hai ngày 6 và 7. Ngoài ra, Hội nghị lần này còn sẽ thảo luận vấn đề điều chỉnh nhân sự của hai cơ quan tài chính nói trên, có thể sẽ tăng thêm tỷ lệ nhân viên quản lý cấp cao của các nền kinh tế mới nổi trong hai cơ quan này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định, việc cải cách cơ quan tài chính quốc tế không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Việc cải cách quyền bỏ phiếu tuy là xu thế tất yếu, nhưng các nước phát triển sẽ không muốn từ bỏ lợi ích của mình, các nước đang phát triển cũng đòi hỏi có thời gian để thảo luận vấn đề tái phân chia lợi ích, bởi vậy, việc mong đợi hội nghị lần này đưa ra quyết định cụ thể về tăng thêm quyền bỏ phiếu là không thực tế.
Hội nghị thường niên lần này đã đưa rất nhiều vấn đề vào chương trình nghị sự, tin tưởng rằng Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước tham dự hội nghị sẽ lợi dụng đầy đủ sân chơi của hai hội nghị thường niên, thu được thành quả tích cực tại hội nghị làm việc trong hai ngày lần này. 1 2 |