Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mở cửa và hợp tác là con đường tất yếu đi lên hiện đại hoá của Trung Quốc
   2009-09-24 15:04:19    cri

Nghe Online

Đề cập sự phát triển trong 60 năm thành lập nước Trung Hoa mới, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng có đánh giá rằng: Sự phát triển của Trung Quốc là sự phát triển của hoà bình, của mở cửa và hợp tác. Quả thực như vậy, nhìn lại chặng đường 60 năm của Trung Quốc, mọi người sẽ phát hiện: mở cửa và hợp tác luôn là sợi chỉ  xuyên suốt trong lịch sử phát triển của nước Trung Hoa mới, cũng là con đường tất yếu đi lên hiện đại hoá của Trung Quốc.

Trong ngày đầu nước Trung Hoa mới thành lập năm 1949, mọi việc đều phải làm lại từ đầu. Chính quyền non trẻ của nước Trung Hoa mới do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo mong muốn dựa vào tiền vốn và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để sớm phát triển lên ngành công nghiệp dân tộc. Thế nhưng, do các nước phương Tây lúc đó thi hành phong toả và cấm vận đối với Trung Quốc, Trung Quốc buộc phải nghiêng hẳn về phía Liên Xô, đối tượng giao lưu chỉ giới hạn với Liên Xô, một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và các nước thế giới thứ ba ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh. Trải qua sự nỗ lực, nước Trung Hoa mới đã xây dựng lên hệ thống ngoại thương độc lập, tự chủ, mở cửa hợp tác đối ngoại thu được thành tích không nhỏ.

Tuy nhiên, cuộc "Đại cách mạnh văn hoá" bùng phát năm 1966 đã làm cho Trung Quốc rơi vào tình trạng "bế quan toả cảng", phát triển kinh tế gặp trắc trở rất lớn, giao lưu và hợp tác đối ngoại cũng rơi vào đình trệ. Khi kết thúc "Cách mạng văn hoá", tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1,8% của thế giới, giao lưu văn hoá cũng chỉ giới hạn với một số ít nước.

Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XI triệu tập tháng 12-1978 là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, Trung Quốc cũng từ đó bước vào thời đại mới cải cách mở cửa. Năm 1980, Trung Quốc trước tiên thành lập các đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến, Hạ Môn, Chu Hải và Sán Đầu, du nhập vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của phương Tây; trong 30 năm sau đó, khu vực và lĩnh vực mở cửa của Trung Quốc không ngừng được mở rộng, đến nay đã hình thành bố cục mở cửa đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, đa cấp độ và lĩnh vực rộng.

1 2