Bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, trong quá trình giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cần phải quan tâm tới lợi ích của các nước đang phát triển. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu rõ, mục tiêu ứng đối với biến đổi khí hậu là thực hiện cùng có lợi và cùng thắng, hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc ứng đối biến đổi khí hậu, vừa là trách nhiệm của các nước phát triển, mà cũng phù hợp với lợi ích lâu dài cuả các nước phát triển. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói, thúc đẩy cùng phát triển là nền tảng. Việc ứng đối biến đổi khí hậu chỉ có thể đẩy mạnh trong phát triển, đồng thời cũng chỉ có thể giải quyết qua sự phát triển chung.
Cộng đồng quốc tế cần phải coi trọng các nước đang phát triển, đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn của những đảo quốc nhỏ, các nước chậm phát triển nhất, các nước nội địa và các nước châu Phi, kết hợp chặt chẽ giữa ứng đối biến đổi khí hậu với thúc đẩy phát triển của các nước đang phát triển, nâng cao nội lực và năng lực phát triển bền vững của các nước đang phát triển. Ngoài ra, việc đảm bảo vốn và công nghệ cũng là mấu chốt cùng ứng đối biến đổi khí hậu. Các nước phát triển cần phải gánh vác trách nhiệm hỗ trợ khoản vốn mới, tăng vốn, cung cấp vốn đầy đủ, đáp ứng nhu cầu mong muốn cho các nước đang phát triển.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói, xuất phát từ tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục kiên trì, bất di bất dịch đóng góp thiết thực cho ứng đối biến đổi khí hậu. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói:
"Trung Quốc đã ấn định và thực thi "Phương án quốc gia về ứng đối biến đổi khí hậu", xác định rõ từ năm 2005 đến năm 2010 giảm tiêu hao năng lượng, khí thải chất thải trên một đơn vị GDP, nâng cao chỉ tiêu quốc gia mang tính bắt buộc như tỷ lệ che phủ rừng, tỷ trọng năng lượng tái sinh...Phấn đấu đến năm 2020 giảm rõ rệt tỷ lệ khí thải các bon trên một đơn vị GDP so với năm 2005; hai là, phát triển năng lượng tái sinh và năng lượng hạt nhân, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng năng lượng phi hoá thạch trong một lần tiêu thụ năng lượng đạt khoảng 15%; ba là tăng cường rừng hấp thu các bon, phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng hấp thu các bon tăng 40 triệu héc ta so với năm 2005; bốn là dốc sức phát triển kinh tế xanh, kinh tế hàm lượng các bon thấp và kinh tế tuần hoàn, phát triển và phổ biến công nghệ thân thiện với khí hậu." 1 2 |