Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mỹ tuyên bố từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu
   2009-09-18 15:48:51    cri
Theo tin Đài chúng tôi: Trong bài phát biểu ngày 17, Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma tuyên bố từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu, thay vào đó sẽ áp dụng kỹ thuật linh hoạt và hữu hiệu hơn, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ. Động thái này cho thấy, chính phủ Ô-ba-ma hoàn toàn "đi ngược" con đường của chính quyền Bu-sơ trong vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu, đồng thời chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quan hệ giữa Mỹ và Nga cũng như giữa Mỹ với các nước và vùng lãnh thổ hữu quan khác.

Tổng thống Ô-ba-ma bày tỏ quyết định từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba-lan và Séc. Ông nhấn mạnh, mặc dù chương trình phát triển tên lửa của I-ran vẫn là mối đe dọa, song, Mỹ có thể ứng đối bằng "phương thức khác", qua đó đảm bảo an ninh cho nước Mỹ và các nước đồng minh một cách hữu hiệu. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rô-bớt Ghết cũng phát biểu nêu rõ, Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, chuyển trọng tâm của kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu từ Đông Âu đến nơi khác.

Với cớ về cái gọi là đề phòng mối đe dọa tiềm ẩn đến từ I-ran, sau khi lên cầm quyền năm 2001, Chính quyền Bu-sơ Mỹ đã bắt đầu ra sức thúc đẩy việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Theo kế hoạch mà Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, Chính phủ Mỹ tổng cộng sẽ đầu tư 3 tỷ đến 5 tỷ đô-la Mỹ cho việc xây dựng căn cứ phòng thủ tên lửa tại Ba-lan, triển khai 10 bệ phóng tên lửa đánh chặn, đồng thời xây dựng căn cứ ra-đa và hệ thống hỗ trợ hữu quan tại Séc, nhằm đề phòng mối đe dọa tiềm ẩn đến từ I-ran. Kế hoạch này của Mỹ đã làm Nga cực lực bất bình.

Chính phủ Ô-ba-ma nêu rõ, sở dĩ Mỹ cuối cùng từ bỏ kế hoạch này, trước hết là dựa trên cơ sở đánh giá lại mối đe dọa của I-ran. Mỹ cho rằng, trọng tâm phát triển chương trình tên lửa của I-ran đã chuyển từ tên lửa tầm xa sang tên lửa tầm trung và tầm ngắn, hơn nữa thời gian phát triển dự án tên lửa tầm xa của I-ran có thể muộn hơn so với kế hoạch dự định, cho nên Mỹ cũng quyết định tiến hành điều chỉnh kế hoạch phòng thủ một cách thích hợp. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu cần nguồn vốn khổng lồ, theo tin của cơ quan truyền thông Mỹ, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đồng bộ ít nhất phải tiêu tốn 60 tỷ đô-la Mỹ, trong đó không bao gồm vốn đầu tư cho giai đoạn sau.

Nhà phân tích nêu rõ, Mỹ quyết định từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, điều quan trọng nhất là xem xét đến việc cải thiện quan hệ với Nga. Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Ô-ba-ma đã nhận thức được rằng, trong quá trình xử lý quan hệ với Nga, tiếp xúc có lợi hơn so với đối đầu. Về mặt thiết thực đảm bảo hành động tại Áp-ga-ni-xtan thu được thành công, giải quyết vấn đề hạt nhân I-ran, cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược v.v, Mỹ đều không thể tách rời với sự ủng hộ của Nga. Dưới sự chỉ đạo của tư duy này, Chính phủ Ô-ba-ma không ngừng điều chỉnh chính sách đối với Nga, quan hệ giữa hai nước Mỹ-Nga cũng đã ấm trở lại. Sau những đắn đo cân nhắc, Mỹ cuối cùng lựa chọn từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu.

Dư luận cho rằng, quyết định này của Mỹ trong thời gian ngắn sẽ có lợi cho cải thiện quan hệ Mỹ-Nga, tránh hai bên đi theo hướng đối đầu. Để trực tiếp đáp lại việc Mỹ từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu, Nga sẽ từ bỏ kế hoạch triển khai tên lửa "I-xcan-đơ". Ngoài ra, từ bỏ kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu đã loại trừ một trở ngại chính trong đàm phán nhằm đi đến Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược hai nước Mỹ-Nga.

Thế nhưng nhà phân tích cho rằng, hành động này của Mỹ có thể gây phương hại nhất định tới quan hệ giữa Mỹ với các nước Đông Âu. Mặc dù trong bài phát biểu của mình, ông Ô-ba-ma nói Mỹ sẽ tiếp tục là đối tác kiên định bảo vệ an ninh của các nước Đông Âu như Ba-lan, Cộng hoà Séc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rô-bớt Ghết ngày 17 cũng nói: Mỹ vẫn có ý định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba-lan và Cộng hoà Séc vào năm 2015, nhưng có thể dự đoán, trong thời gian tới quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh Đông Âu sẽ khó tránh khỏi rơi xuống đáy vực.