Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  60 năm Chính hiệp nhân dân: Từ hiệp thương thành lập nước Trung Hoa mới đến cùng nhau thúc đẩy phát triển
   2009-09-18 14:47:59    cri

Nghe Online

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố thành lập. Thế nhưng, trong thời gian một tháng trước khi tổ chức lễ khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, việc thành lập Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là Chính hiệp nhân dân đã mở ra trang mới cho lịch sử nước Trung Hoa mới. 60 năm qua, là cơ cấu quan trọng hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính hiệp nhân dân luôn luôn tuân thủ nguyên tắc đoàn kết và dân chủ, thiết thực thực thi chức năng hiệp thương chính trị, giám sát dân chủ, tham chính nghị chính, phát huy vai trò không thể thay thế trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Trong bản tin hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn nội dung tường tận này.

Ngày 21 tháng 9 năm 1949, tại Hoài Nhân Đường ở Trung Nam Hải, bà Tống Khánh Linh, phu nhân của ông Tôn Trung Sơn, nhà tiên phong cách mạng dân chủ cận đại, người sáng lập Quốc Dân đảng Trung Quốc đang chăm chú ký tên vào cuốn sổ đăng ký các đại biểu tham gia Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Chính hiệp nhân dân Trung Quốc. Nhân viên công tác Tôn Tiểu Lễ năm đó 17 tuổi nhớ lại rằng:

"Bà Tống Khánh Linh được xếp hàng đầu trong các nhân sĩ nhận lời mời tham dự Hội nghị, cho nên chúng tôi mời bà ký tên lên trang đầu cuốn sổ."

Cách đây 60 năm, đồng chí Mao Trạch Đông, đồng chí Chu Ân Lai đã đích thân viết thư mời bà Tống Khánh Linh đến Bắc Kinh, cùng thương lượng công việc nhà nước, điều đó nói lên tấm lòng độ lượng, dang rộng vòng tay đón chào nhân sĩ các giới của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong số 662 nhân sĩ tham dự Hội nghị toàn thể Chính hiệp nhân dân lần đầu, đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc chiếm khoảng 44%, nhân sĩ các đảng phái dân chủ và không đảng phái chiếm trên một nửa.

Hội nghị toàn thể Chính hiệp lần thứ nhất đã thay mặt Hội nghị toàn thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thực thi chức trách, thông qua "Cương lĩnh chung" mang tính chất Hiến pháp lâm thời, bầu ra Chính phủ Nhân dân Trung ương, thông qua Nghị quyết về Thủ đô, kỷ niên, quốc ca và quốc kỳ, bầu đồng chí Mao Trạch Đông làm Chủ tịch Chính phủ nhân dân Trung ương Trung Quốc.

Hội nghị toàn thể lần đầu của Chính hiệp nhân dân đánh dấu chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được chính thức xác định, sự ra đời của nước Trung Hoa mới đã tạo không gian và vũ đài rộng lớn để cho Chính hiệp nhân dân phát huy vai trò trong thể chế chính trị và đời sống chính trị Nhà nước .

Cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc bức xúc cần thiết nhân tài, tiền vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, đồng chí Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Chính hiệp nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ nêu rõ, phải "tăng cường hợp tác với nhân sĩ các đảng phái dân chủ, nhân sĩ không đảng phái cũng như tất cả bạn bè yêu nước không phải Đảng Cộng sản. Năm 1979 diễn ra Kỳ họp thứ hai Chính hiệp nhân dân Trung Quốc khóa 5 với sự tham dự của 2015 ủy viên Chính hiệp, đây là kỳ họp Chính hiệp có số ủy viên tham dự đông nhất và phạm vi rộng nhất trong 30 năm kể từ khi thành lập Chính hiệp nhân dân Trung Quốc.

Tháng 3 năm 1993, chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tồn tại và phát triển lâu dài đã được trịnh trọng ghi vào Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho phát triển sự nghiệp Chính hiệp nhân dân Trung Quốc.

Song song với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Chính hiệp nhân dân đã lấy thúc đẩy phát triển làm nhiệm vụ hàng đầu trong thi hành chức năng của mình, thí dụ như trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2008, Chính hiệp toàn quốc khóa thứ 10 tổng cộng đã thụ lý hơn 23 nghìn đề án, đưa ra hơn 100 bản báo cáo khảo sát, hơn 6600 báo cáo phản ánh tình hình xã hội và ý nguyện của dân, cung cấp những tư liệu có giá trị tham khảo quan trọng cho việc hoạch định quyết sách hữu quan của Chính phủ.

Cùng với sự thay đổi sâu sắc về kết cấu kinh tế, xã hội, Trung Quốc đã xuất hiện những cộng đồng và tầng lớp mới, bao gồm những người thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và trí thức làm nghề tự do, ngày 11 tháng 4 năm 2008, Hội liên hiệp nhân sĩ chuyên nghiệp tầng lớp xã hội mới đầu tiên của Trung Quốc đã được thành lập tại Trùng Khánh. Việc thành lập Hiệp hội này là nhằm kiến tạo một mặt bằng để cho các nhân sĩ tầng lớp mới trình bày yêu cầu và nguyện vọng chính trị của họ.

"Đặc điểm quan trọng nhất của các nhân sĩ chuyên nghiệp tầng lớp mới là, năng động trong suy nghĩ, trong trình bày nhận xét đối với các vấn đề như: Xã hội phát triển, chính trị tiến bộ, đảm bảo dân sinh như thế nào, thực hiện công bằng và công lý xã hội ra sao v.v. Cho nên tôi cho rằng, mặt bằng này là một kênh hết sức quan trọng."

Tháng 3 năm 2008, khi trình bày về lợi ích và trách nhiệm của tầng lớp xã hội mới, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm nói:

"Cần phải gắn bó quan hệ với các nhân sĩ tầng lớp xã hội mới, quan tâm những yêu cầu và nguyện vọng về lợi ích của họ, khơi thông các kênh trình bày ý kiến và lợi ích, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, hướng dẫn các nhân sĩ tầng lớp xã hội mới tự giác gánh vác tránh nhiệm xã hội, đóng góp cho xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

Những lời phát biểu trên đây cho thấy, tầng lớp xã hội mới tham gia thảo luận và quản lý công việc Nhà nước đã trở nên ngày một chế độ hóa, đồng thời cũng đánh dấu, là một lực lượng chính trị mới ở Trung Quốc, không gian tham chính của tầng lớp xã hội mới ngày một mở rộng.