Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Liệu phố Uôn có gì thay đổi sau một năm Tập đoàn Lê-man Bra-dơ bị phá sản
   2009-09-15 17:24:52    CRIonline

Nghe Online

Ngày 15 tháng 9 năm ngoái, Tập đoàn Lê-man Bra-dơ, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ đột nhiên bị phá sản, do đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ khi xuất hiện tình hình kinh tế tiêu điều từ thập niên 30 thế kỷ 20 đến nay. Đó là điều đáng ghi nhớ đối với phố Uôn và Mỹ. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Mỹ, hệ thống tài chính tiền tệ Mỹ đang dần dần trụ vững. Song liệu đã trị tận gốc cuộc khủng hoảng tài chính chưa? Liệu phố Uôn đã có những biến đổi thực chất hay không? Rất nhiều nhà phân tích đã đưa ra chất vấn, thậm chí đưa ra đáp án phủ định về việc này.

Trong một năm qua, về số phận của Tập đoàn Lê-man Bra-dơ, người dân Mỹ không ngớt tranh luận. Mới đây, kết quả điều tra của trang Web Tài chính Kinh tế nổi tiếng mang tên "Quan sát thị trường" cho thấy, khoảng 60% cư dân mạng cho rằng, Chính phủ Mỹ cần phải viện trợ cho Tập đoàn Lê-man Bra-dơ. Có nhà kinh tế học từng làm một bài toán như sau, nếu tháng 9 năm ngoái Mỹ lựa chọn việc dành cứu trợ Tập đoàn Lê-man Bra-dơ, sẽ trả giá thành khoảng 6 tỷ đô-la Mỹ, thế nhưng hiện nay, theo ước tính mới nhất của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cuộc khủng hoảng này đã gây tổn thất trực tiếp khoảng 1,6 nghìn tỷ đô-la Mỹ cho toàn cầu, giá thành khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng này đã tiếp cận 12 nghìn tỷ đô-la Mỹ.

Song, ngoài những tranh luận về việc Chính phủ Mỹ để mặc Tập đoàn Lê-man Bra-dơ phá sản ra, nhân sĩ các giới nói chung đã có sự khẳng định đối với việc chính phủ áp dụng những biện pháp như "cầm máu" và "truyền máu" để cứu trợ hệ thống tài chính. Chuyên gia cho rằng, hàng loạt chính sách của Chính phủ Mỹ đã xây dựng lại niềm tin của mọi người đối với hệ thống tài chính tiền tệ, đồng thời duy trì vốn lưu động cho các khoản vay tín dụng.

Dưới sự tác động của những "biện pháp tổng hợp" đó, hệ thống tài chính tiền tệ Mỹ đã dần dần trở lại ổn định. Một là, bắt đầu từ quý một năm nay, thị trường tài chính chủ yếu trên toàn cầu dường như bắt đầu đón chào "mùa xuân" phục hồi, thị trường cổ phiếu chủ yếu của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản tăng trưởng bền vững sau khi chạm đáy, đặc biệt kể từ thượng tuần tháng 3 năm nay, mức tăng chỉ số của 500 loại cổ phiếu tiêu chuẩn trên thị trường cổ phiếu Niu-oóc đã vượt quá 50%; hai là, lợi nhuận của ngân hàng tăng với mức lớn. Lợi nhuận trong quý hai năm nay của 5 ngân hàng lớn Mỹ như: Goldman Sachs, JpMorgan Chase, Wells Fargo, Citi và ngân hàng Mỹ tổng cộng đạt 13 tỷ đô-la Mỹ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trở lại 2/3 lợi nhuận cùng kỳ năm 2007 trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính; ba là chuộc lại chứng nhận quyền cổ phiếu. Nhiều ngân hàng còn trang trải vốn cho chính phủ để chuộc lại chứng nhận quyền cổ phiếu. Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ còn được chia hoa hồng tổng cộng 7,3 tỷ đô-la Mỹ của hơn 500 ngân hàng nhận vốn viện trợ.

Song nhà phân tích nêu rõ, điều này không có nghĩa là khủng hoảng tài chính đã đi xa, bởi vì phố Uôn chưa có sự đổi thay về thực chất. Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma ngày 14 cảnh báo rằng, phố Uôn hãy chấm dứt hành vi mạo hiểm thiếu tinh thần trách nhiệm, cơ quan tài chính đừng trông chờ vào viện trợ của chính phủ . Ông thúc giục các bên lập tức áp dụng hành động tiến hành cuộc cải cách về giám sát và quản lý tài chính tiền tệ, tránh tái diễn khủng hoảng như vậy.

Nhà phân tích nêu rõ, việc mở rộng và quán tính buông lỏng việc giám sát và quản lý của phố Uôn vẫn không thể hãm phanh. Trên vấn đề giám sát và quản lý tài chính, mặc dù Chính phủ Ô-ba-ma tháng 6 năm nay đã đưa ra phương án giám sát và quản lý tài chính, song đã vấp phải sự phản đối của phố Uôn và một số nghị sĩ quốc hội. Bên cạnh đó, cuộc tranh luận lớn nhất diễn ra trong quốc hội hiện nay chủ yếu tập trung vào chương trình cải cách y tế, bởi vậy, giám sát quản lý tài chính lại bị gác lại. Còn trên vấn đề tiền thưởng của nhà quản lý cấp cao, văn hóa chi tiền thưởng cao cho nhà quản lý cấp cao hình thành từ trước đến nay của phố Uôn vẫn rất thịnh hành. Tin cho biết, mức thưởng của ba ngân hàng trong đó có ngân hàng Goldman Sachs và JpMorgan Chase cao hơn rất nhiều so với thu nhập ròng của họ.

Xem chừng phố Uôn đang trở lại tình hình trước đây, song chính đây là điều mà dư luận quan tâm lo ngại, bởi vì trong lời phát biểu, ông Ô-ba-ma nhiều lần cảnh báo cơ quan tài chính phố Uôn đừng đi vào vết xe đổ. Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Ghết-nơ cũng bày tỏ, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra cách đây 1 năm là "sự thất bại mang tính bi kịch của Chính phủ Mỹ". Ông nhấn mạnh cần phải tiến hành cứu trợ bằng quy tắc mới, song ông nói, các biện pháp tương quan hiện nay vẫn chưa đâu vào đấy, cũng chưa có cơ quan mạnh hơn đứng ra giải quyết vấn đề. Hội nghị Cấp cao nhà lãnh đạo Nhóm 20 nước sẽ diễn ra tại Pittsburgh Mỹ, việc giám sát và quản lý tài chính sẽ là một trong những đề tài chủ yếu của hội nghị cấp cao lần này, các nước đã đồng ý tiến hành cuộc cải cách về giám sát và quản lý dịch vụ tài chính.