Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tại sao Nga chủ động làm dịu "cuộc tranh chấp về khí đốt thiên nhiên" với Tuốc-mê-ni-xtan
   2009-09-14 16:25:21    CRIonline

Nghe Online

Ngày 13 tại Turkmenbashi, thành phố ven biển Ca-xpi, Tổng thống Tuốc-mê-ni-xtan Berdymukhamtdov đã hội đàm với Tổng thống Nga Medvedev đến thăm, chú trọng trao đổi ý kiến về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khí đốt thiên nhiên giữa hai nước.

Trong hội đàm, Tổng thống của hai nước đã đi đến nhất trí về việc Tuốc-mê-ni-xtan khôi phục cung cấp khí đốt thiên nhiên cho Nga, song chưa xác định thời gian cụ thể nối lại việc cung cấp khí đốt. Tổng thống Berdymukhamtdov nói, hiện nay vẫn chưa thể xác định thời gian cụ thể cho nối lại việc cung cấp khí đốt thiên nhiên cho Nga, bởi vì cần có thời gian tiến hành kiểm trắc và tu sửa cần thiết đối với đường ống dẫn khí đốt. Nhà phân tích nêu rõ, điều này có nghĩa là, "cuộc tranh chấp khí đốt thiên nhiên" kéo dài hơn 5 tháng giữa hai nước đã có phần dịu lại.

Tối ngày 8 tháng 4 năm nay, đường ống dẫn khí đốt trong địa phận Tuốc-mê-ni-xtan thuộc mạng lưới đường ống dẫn khí đốt "Trung Á-Trung Tâm"dành riêng cho dẫn khí đốt sang Nga đột nhiên xảy ra sự cố nổ. Vì vậy, Tuốc-mê-ni-xtan cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự cố này là do Công ty Công nghiệp Khí đốt Nga trong tình hình chưa thông báo cho Tuốc-mê-ni-xtan, đã giảm lượng khí đốt nhập từ Tuốc-mê-ni-xtan với mức lớn gây nên, đồng thời cho rằng hành động này của Nga đã vi phạm hiệp nghị cung cấp khí đốt thiên nhiên ký giữa hai bên, là hành vi thiếu thận trọng và thiếu tinh thần trách nhiệm. Sau đó, Tuốc-mê-ni-xtan đã dứt khoát đình chỉ việc cung cấp khí đốt thiên nhiên cho Nga một cách toàn diện.

Bình luận cho rằng, việc Tuốc-mê-ni-xtan đình chỉ cung cấp khí đốt cho Nga là do xảy ra sự cố nổ đường ống dẫn khí đốt, đó chỉ là nguyên nhân bề mặt của việc này mà thôi, nguyên nhân sâu xa của nó là cuộc đọ sức xoay quanh "khống chế " và "phản khống chế" giữa hai nước. Từ trước đến nay, đường ống xuất khẩu khí đốt thiên nhiên của Tuốc-mê-ni-xtan luôn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Nga, giá xuất khẩu của họ cũng bị Nga dìm đến mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với giá cả trên thị trường quốc tế, điều này đã gây nên sự bất bình nghiêm trọng của Tuốc-mê-ni-xtan. Để vùng thoát khỏi tình trạng thụ động này, Tuốc-mê-ni-xtan bắt đầu tích cực thực thi chính sách đa nguyên hóa về xuất khẩu khí đốt thiên nhiên, lần lượt cùng với Mỹ, Liên minh châu Âu và các nước xung quanh thảo luận tính khả thi lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên mới, đồng thời thu được tiến triển nhất định.

Theo tin của Tuốc-mê-ni-xtan, bắt đầu từ tháng 12 năm nay, Tuốc-mê-ni-xtan sẽ bắt đầu mở đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên chạy thẳng tới I-ran. Bên cạnh đó, cũng sẽ khởi công xây dựng đường ống dẫn khí đốt Tuốc-mê-ni-xtan--Áp-ga-ni-xtan--Pa-ki-xtan--Ấn Độ.

Để giành giật nhu cầu thị trường năng lượng biển Ca-xpi và Trung Á với Nga, Mỹ và châu Âu ngay từ lâu đã toan thuyết phục Tuốc-mê-ni-xtan gạt bỏ Nga, mở đường ống dẫn khí đốt mới sang châu Âu, vì vậy, Mỹ và các nước liên minh châu Âu đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho phương châm đa nguyên hóa việc xuất khẩu năng lượng của Tuốc-mê-ni-xtan.

Tin cho biết, ngay trước khi đến thăm Tuốc-mê-ni-xtan, Tổng thống Nga Medvedev đã dứt khoát chỉ thị các bộ ngành hữu quan nhất định phải chấm dứt "cuộc tranh chấp về khí đốt thiên nhiên" với Tuốc-mê-ni-xtan, đồng thời đưa ra sự phán đoán chính trị về khôi phục cung cấp khí đốt cho Nga cũng như giá cả khí đốt, đích thân chủ trương tính giá khí đốt thiên nhiên tham khảo giá thị trường quốc tế và làm theo công thức tương ứng, nhờ đó đã dọn đường cho duy trì thậm chí tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa hai nước Nga và Tuốc-mê-ni-xtan.

Sau hội đàm, hai bên đã ký thỏa thuận phân chia sản phẩm do Nga khai thác tại khu vực số 21 thềm lục địa nằm trên vùng biển Tuốc-mê-ni-xtan thuộc biển Ca-xpi. Nga cho biết, công tác khai thác sẽ bắt đầu từ đầu sang năm. Theo ước tính bước đầu, trữ lượng dầu mỏ ở khu vực này là 160 triệu tấn, trữ lượng khí đốt thiên nhiên vượt quá 60 tỷ mét khối.

Nhà phân tích cho rằng, liệu hợp tác về khí đốt thiên nhiên giữa hai bên Nga và Tuốc-mê-ni-xtan có thể triển khai thuận lợi như mong muốn của hai nước hay không, còn quyết định bởi sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan. Tương lai hợp tác ra sao, mọi người vẫn phải quan sát thêm.