Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Con đường chống khủng bố của Mỹ vẫn đầy gập ghềnh sau 8 năm xảy ra sự kiện "11-9"
   2009-09-11 16:35:01    cri

Nghe Online

Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 11 tháng 9 năm nay là ngày kỷ niệm sự kiện tấn công khủng bố "11-9" xảy ra tròn 8 năm. Trong 8 năm qua, dưới sự chủ đạo của chính quyền Bu-sơ, Mỹ lần lượt mở hai cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan và I-rắc với danh nghĩa chống khủng bố. Thế nhưng, việc chống khủng bố của Mỹ chưa thu được tiến triển là bao, thậm chí phương hại tới hình ảnh của Mỹ trên thế giới. Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Ô-ba-ma liền bắt tay tiến hành sửa đổi chính sách chống khủng bố của Chính quyền Bu-sơ trước đây và ấn định chiến lược chống khủng bố mới. Song nhà phân tích cho rằng, con đường chống khủng bố của Chính phủ Ô-ba-ma sẽ không thuận buồm xuôi gió.

Tháng 8 năm nay, Mỹ đã công bố chiến lược mới chống khủng bố của Chính phủ Ô-ba-ma.. Chiến lược này nhấn mạnh, từ bỏ tư duy "chống khủng bố toàn cầu", chuyển trọng điểm sang tấn công mạng lưới "An Kê-đa"; lợi dụng đầy đủ "thực lực mềm toàn diện". Trong chiến lược mới này, Mỹ không lấy việc liệu có ủng hộ chương trình chống khủng bố của Mỹ hay không làm tiêu chuẩn phân biệt bạn với thù như trước kia.

Tháng 3 năm nay, Chính phủ Ô-ba-ma đã xây dựng "chiến lược mới Áp-ga-ni-xtan - Pa-ki-xtan", tháng 7 năm nay, quân Mỹ đóng tại I-rắc bắt đầu rút khỏi các thành thị I-rắc, phần lớn lực lượng dự định rút khỏi I-rắc sẽ được chuyển đến chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Theo xem xét bước đầu của Chính phủ Ô-ba-ma , số quân Mỹ đóng tại Áp-ga-ni-xtan sẽ tăng lên tới 60 nghìn trong năm nay, quân Mỹ hiện nay ra báo cáo viết, Mỹ còn có khả năng đưa thêm quân tới Áp-ga-ni-xtan.

Bên cạnh đó, sách lược tấn công khủng bố của Chính phủ Ô-ba-ma cũng có phần thay đổi. Ví dụ như đối với lực lượng  Ta-li-ban Áp-ga-ni-xtan, quân Mỹ vừa tấn công quân sự, đồng thời cũng bày tỏ tranh thủ phái ôn hòa của lực lượng này, đồng thời làm mật thiết quan hệ với các tộc trưởng nhằm cải thiện hình ảnh của mình và tranh thủ lòng dân.

Trong khi cố gắng tranh thủ cộng đồng quốc tế ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, Tổng thống Ô-ba-ma cũng dốc sức cải thiện hình ảnh của bản thân ông. Tháng 1 năm nay, khi vừa nhậm chức Tổng thống, ông Ô-ba-ma đã tuyên bố, trong vòng một năm sẽ đóng cửa nhà tù Guan-ta-na-mô giam giữ những nghi can khủng bố, việc này đã nhận được những lời hoan hô tốt đẹp trong và ngoài nước Mỹ.

Thế nhưng, nhà phân tích cho rằng, mặc dù Chính phủ Ô-ba-ma đã có rất nhiều cố gắng, song nhìn chung, chính sách mới về chống khủng bố của Chính phủ Ô-ba-ma hiện nay vẫn chưa thu được thành quả đáng kể. Trước hết, tại Áp-ga-ni-xtan, mặc dù tháng 8 vừa qua đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử, song tình hình chính trị Áp-ga-ni-xtan hiện nay vẫn chưa ổn định, lực lượng Ta-li-ban không ngừng mở các cuộc tấn công và gây thương vong nặng nề cho liên quân đóng tại nước này .

Hai là, chính sách chống khủng bố của Chính phủ Ô-ba-ma  đang đứng trước những thách thức đến từ trong nước Mỹ. Do tình hình an ninh hiện nay của Áp-ga-ni-xtan vẫn gay cấn, việc đưa thêm quân cũng chưa thu được hiệu quả đáng kể, vì vậy, ngày càng nhiều người nghi ngờ Áp-ga-ni-xtan sẽ trở thành I-rắc thứ hai, đưa Mỹ vào vũng lầy chiến tranh. Liệu Tổng thống Ô-ba-ma có thể thuyết phục người dân và giới chính trị trong nước tiếp tục ủng hộ chính sách chống khủng bố hay không vẫn còn là  ẩn số.

Ba là, về môi trường quốc tế chống khủng bố của Chính phủ Ô-ba-ma mà nói, hiện nay vẫn chưa có sự cải thiện là bao. Mặc dù Chính phủ Ô-ba-ma dốc sức cải thiện quan hệ với các nước theo đạo Hồi, song nhà phân tích cho rằng, đây không phải là việc làm trong một sớm một chiều. Ngoài ra, Chính phủ Ô-ba-ma cũng chưa nhận được sự ủng hộ là bao của các nước đồng minh. Xét đến nguyên nhân về các mặt, các nước đồng minh NATO của Mỹ, trong đó có Đức, Pháp v.v đều đáp lại một cách chần chừ trước lời kêu gọi đưa thêm quân tới Áp-ga-ni-xtan của Mỹ, đây cũng đã gây không ít cản trở cho con đường chống khủng bố của Mỹ.

Nhà phân tích nêu rõ, nhân dịp kỷ niệm sự kiện "11-9" xảy ra tròn 8 năm, mặc dù chiến lược mới chống khủng bố của Chính phủ Ô-ba-ma đã từ bỏ "chiến tranh chống khủng bố toàn cầu", song bản chất của chiến lược mới này chẳng có gì thay đổi. Mục đích của chiến lược mới này là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ, hai là mưu toan thông qua cuộc chiến chống khủng bố để quảng bá dân chủ và giá trị quan của Mỹ trên toàn cầu, đồng thời mở rộng vị thế "bá chủ" của Mỹ trên thế giới. Chính phủ Ô-ba-ma  cần phải nghiêm chỉnh phản tỉnh tư duy của họ, thực sự triển khai công tác ngoại giao với các nước khác với tư thế và thái độ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, như vậy mới có thể giành được sự ủng hộ cho tấn công khủng bố một cách hiệu quả hơn, mà không phải để cho các khu vực trọng điểm trong chống khủng bố ngày càng trở thành miền đất hứa của chủ nghĩa khủng bố.