Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phấn đấu không ngừng tạo nên kỳ tích Trung Quốc
   2009-09-08 11:35:58    cri

Lại một kỳ tích nữa: trong khi kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái, 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc vẫn giữ đà tăng trưởng 7,1%, khiến mọi người quan tâm. Điều này đã khiến Trung Quốc trở thành nước duy nhất trong 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới về phục hồi tăng trưởng mạnh trong mấy tháng gần đây. Không ít chuyên gia phân tích rằng, Trung Quốc có thể giúp các nước khác trên thế giới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

Thực ra, những kỳ tích phát triển của Trung Quốc đã không ngừng xuất hiện trong 60 năm qua. Từ nhiều vết thương chiến tranh, vừa lạc hậu vừa đói nghèo trong thời kỳ đầu thành lập nước Trung Hoa mới năm 1949, đến bây giờ, tổng lượng kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, đời sống nhân dân nói chung đã đi lên khá giả; từ "không thể sản xuất ra một chiếc ô tô nào" đến thực hiện "cuộc đi bộ trên khoảng không vũ trụ"; từ một nước nông nghiệp lạc hậu đến "Công xưởng thế giới"; từ một chính quyền non trẻ bị phong toả và kiềm chế đến "một nước lớn có tinh thần trách nhiệm" mở cửa, trở thành một lực lượng quan trọng trên trường quốc tế, v.v. Trong 60 năm thành lập đến nay, Trung Quốc đã thực hiện bước nhảy vọt khiến người ta kinh ngạc được thế giới công nhận.

Điều không thể nghi ngờ là, sự thành công của Trung Quốc là dựa vào con đường phát triển đúng đắn và thích hợp với bản thân, mọi người gọi là "con đường Trung Quốc". Thế nhưng, điểm lại sự phát triển trong 60 năm qua, những thành tích to lớn như vậy mà Trung Quốc thu được không chỉ dựa vào "con đường Trung Quốc", mà còn có "tinh thần Trung Quốc" mạnh mẽ. Đặc biệt là tinh thần khắc phục mọi khó khăn và tự cường, đây là động lực khiến Trung Quốc vượt qua những thách thức và khó khăn, là tinh hoa của "tinh thần dân tộc".

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Chính quyền non trẻ đứng trước một cục diện như sau: do chiến tranh trong nhiều năm, kinh tế Trung Quốc bị phá hoại trầm trọng, đã trở thành một trong những nước đói nghèo nhất trên thế giới. Trước năm 1937, sản lượng lương thực cao nhất của Trung Quốc là 140 triệu tấn, thế nhưng, đến năm 1949, chỉ có khoảng 112 triệu tấn; cơ sở công nghiệp càng yếu hơn, ngay cả một chiếc ô tô, một chiếc máy bay, một chiếc xe tăng và một chiếc máy kéo đều không chế tạo được.

Điều khiến chính quyền non trẻ đau đầu hơn so với những khó khăn này là thái độ thù địch và sự phong tỏa của những nước phương Tây do Mỹ cầm đầu.

Song, dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều có tinh thần kiên cường phấn đấu không ngừng, điều kiện càng khó khăn, càng có tinh thần phản kháng. Đứng trước sự phong tỏa, Trung Quốc không chịu khuất phục, về chính trị, Trung Quốc đã đập tan âm mưu lật đổ của phương Tây; về kinh tế, Trung Quốc tự lực cánh sinh, phấn đấu gian khổ, chỉ trong 3 năm đã cơ bản khôi phục lại nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ nhất được thực thi năm 1953 đã mở ra kỷ nguyên mới phát triển kinh-xã hội của Trung Quốc.

Trong thời gian "Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất", nhà máy chế tạo xe tải đầu tiên của Trung Quốc-Nhà máy Chế tạo ô tô Trường Xuân khánh thành và đưa vào sản xuất, nhà máy chế tạo máy bay đầu tiên đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay phản lực đầu tiên của Trung Quốc; nhà máy chế tạo máy công cụ đầu tiên Trung Quốc-Nhà máy Máy công cụ Thẩm Dương được khánh thành và đưa vào sản xuất; Cây cầu bắc qua sông Trường Giang đầu tiên được xây dựng tại Vũ Hán, v.v, một loạt cơ quan công nghiệp cơ sở mà Trung Quốc cũ chưa từng có lần lượt được xây dựng. Ngành giao thông vận tải, ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, thương mại cũng như sự nghiệp văn hóa và giáo dục đều được phát triển tương ứng, cuộc sống nhân dân được cải thiện khá lớn.

Tuy thập niên 60 thế kỷ trước, quan hệ Trung Quốc và Liên Xô cũ xấu đi, sau đó, biên giới Trung Quốc và Liên Xô cũ lại xảy ra xung đột, môi trường quốc tế của Trung Quốc ngày càng tồi tệ. Hơn thế nữa, "Cách mạng văn hóa" tác động đến trong nước Trung Quốc, kinh tế quốc dân bị đình trệ nghiêm trọng. Trong tình hình này, Trung Quốc đã tiếp tục phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, phấn đấu không ngừng, tạo nên kỳ tích thử nghiệm thành công "2 quả bom nguyên tử và khinh khí và phóng thành công 1 vệ tinh nhân tạo" trong hoàn cảnh khó khăn:

Năm 1964, Trung Quốc thử nghiệm thành công bom nguyên tử đầu tiên;

Năm 1967, Trung Quốc thử nghiệm thành công bom khinh khí đầu tiên;

Năm 1970, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.

Những thành tựu nói trên của Trung Quốc là hoàn toàn dựa vào năng lực của mình. Ngoài ra, với tinh thần phấn đấu không ngừng, trong thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc còn lập nên nhiều kỳ tích trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.

Cùng với sức mạnh tổng hợp Nhà nước của Trung Quốc được tăng cường, sự phong tỏa chính trị của các nước phương Tây đối với Trung Quốc cũng bị phá vỡ. Năm 1971, Trung Quốc khôi phục ghế hợp pháp tại Liên Hợp Quốc; năm 1972, Trung Quốc và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao; cũng trong năm đó, Tổng thống Mỹ Ních-xơn thăm Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ từng bước đi lên bình thường hóa.

Từ năm 1949 đến năm 1978, chính là dựa vào tinh thần tự cường, phấn đấu gian khổ, Trung Quốc từng bước phá vỡ sự phong tỏa của bên ngoài, trở thành Nhà nước quan trọng có thực lực hùng hậu trên thế giới, đặt nền tảng kỹ thuật và vật chất vững chắc cho sự cất cánh của kinh tế trong 30 năm sau này.

Sau khi thi hành cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc đã xác định hơn nữa con đường phát triển phù hợp tình hình Trung Quốc. "Con đường Trung Quốc" không có tiền lệ để tham khảo, không có kinh nghiệm để học tập, chỉ dựa vào sự tìm tòi và thực tiễn của người dân Trung Quốc. Có thể nói, việc xác định của "con đường Trung Quốc" chính là sự thể hiện cụ thể của tinh thần phấn đấu không ngừng, mạnh dạn sáng tạo của người Trung Quốc.

Qua sự phát triển trong 60 năm, GDP Trung Quốc từ 68,3 tỷ Nhân dân tệ năm 1950 tăng lên tới hơn 30 nghìn tỷ Nhân dân tệ năm 2008; thu nhập bình quân đầu người từ 77 Nhân dân tệ năm 1950 tăng lên tới 15.100 Nhân dân tệ năm 2008; tỷ lệ mù chữ của thanh niên và trung niên đã từ 80% trong ngày đầu thành lập nước giảm xuống còn 4% hiện nay, trong khi đó, số sinh viên đại học và trung cấp tăng gấp hơn 160 lần.

Tự cường là sự phản ánh và cội nguồn sức mạnh của tinh thần dân tộc Trung Hoa. Chính vì có tinh thần này, Trung Quốc đã phá vỡ sự phong tỏa của phương Tây trong thời kỳ đầu thành lập nước, chiến thắng muôn vàn khó khăn trong xây dựng kinh tế-xã hội, tìm tòi ra con đường phát triển độc đáo phù hợp tình hình Trung Quốc, tạo nên "kỳ tích Trung Quốc" khiến cả thế giới quan tâm.