Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Báo cáo của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh cần phải tiến hành đồng thời giữa ứng đối biến đổi khí hậu với thúc đẩy phát triển
   2009-09-02 15:53:13    cri

Nghe Online

Theo tin Đài chúng tôi: Cùng với Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Cô-pen-ha-ghen cuối năm nay đang đến gần, cuộc đàm phán và thương lượng nhằm đạt được thoả thuận mới về giảm thiểu khí thải của các nước trên thế giới cũng đã bước vào giai đoạn chót. Ngày 1-9, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu-oóc, Cơ quan kinh tế-xã hội Liên Hợp Quốc đã công bố một bản báo cáo về biến đổi khí hậu, kêu gọi các nước tăng thêm đầu tư cho giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhấn mạnh cần phải tiến hành đồng thời giữa ứng đối biến đổi khí hậu với thúc đẩy phát triển, đặc biệt là phải giúp các nước đang phát triển đi lên con đường phát triển có khí thải thấp, tăng trưởng cao.

Bản báo cáo với tiêu đề "Điều tra kinh tế-xã hội thế giới 2009: Thúc đẩy phát triển, cứu vãn Trái đất" này cho rằng, các nước trên thế giới cần phải tăng thêm đầu tư cho việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giúp dân chúng tích cực ứng đối biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước áp dụng sách lược ứng đối một cách hệ thống và toàn diện hơn để thúc đẩy phát triển và ứng đối với các thách thức do biến đổi khí hậu gây nên.

Báo cáo chỉ rõ, chỉ khi nào các nước đang phát triển duy trì được kinh tế tăng trưởng cao thì mới có thể thực sự thực hiện tất cả các nước đều tích cực tham gia vào hành động ứng đối biến đổi khí hậu. Bởi vậy, cần phải đặt việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển và xoá đói giảm nghèo lên vị trí ưu tiên trong quá trình ứng đối biến đổi khí hậu. Điều tra cho thấy, năng lực sản xuất năng lượng của các nước đang phát triển trong mấy chục năm tới sẽ tăng theo cấp số nhân, việc làm thế nào để các nước này theo đuổi tiêu thụ năng lượng với khí thải thấp trong khi thực hiện phát triển cao tốc sẽ trở thành một đề tài quan trọng. Báo cáo viết, mặc dù hiện nay đã có rất nhiều công nghệ mới về tiêu thụ năng lượng thấp ra đời, nhưng giá thành của những công nghệ mới này thường đều rất đắt đỏ, làm cho những nước này không sao tiếp cận được, bởi vậy đòi hỏi tìm kiếm sự ủng hộ và hành động nhất trí của cộng đồng quốc tế trong việc này.

Báo cáo chỉ rõ: điều tra cho thấy nhiệt độ bình quân toàn cầu cứ tăng cao một độ C, thì tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm của các nước nghèo sẽ giảm từ 2% đến 3%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển sẽ không bị tác động bởi việc này. Báo cáo viết: một điều dễ bị mọi người lơ là nhất trong vấn đề biến đổi khí hậu là, nhu cầu đối với năng lượng của các nước đang phát triển hoàn toàn khác với các nước phát triển. Các nước phát triển có cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ năng lượng dồi dào, thậm chí dư thừa, trong khi đó tuyệt đại đa số các nước đang phát triển lại dốc sức bảo đảm nhu cầu năng lượng cơ bản của nhân dân nước mình trong khi lợi dụng quá mức các cơ sở hạ tầng rất có hạn. Ví dụ như: các nước phát triển có thể thông qua biện pháp nâng cao giá nhiêu liệu hóa thạch hoặc thay đổi phương thức sinh hoạt của dân chúng để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái sinh, trong khi đó tại các nước đang phát triển việc nâng cao giá nhiên liệu chỉ có thể làm cho càng nhiều người mất đi sự tiện lợi mà năng lượng hiện đại mang lại. Vì vậy, báo cáo đề xuất các nước đang phát triển cần phải áp dụng song song giữa đầu tư quy mô với chính sách can thiệp tích cực trong lĩnh vực năng lượng.

Ngoài ra, báo cáo còn dự đoán về số vốn cần thiết cho việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giúp đỡ xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu của toàn cầu sau này, cho rằng mỗi năm tối thiểu cần đầu tư 1% GDP toàn cầu, tức 500 tỷ đến 600 tỷ USD. Hiện nay, chính phủ các nước mỗi năm đều chi khoảng 21 tỷ USD từ nguồn vốn viện trợ phát triển cho việc ứng đối biến đổi khí hậu, phần lớn số tiền này là dùng vào việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong khi đó số vốn cần thiết cho việc ứng đối biến đổi khí hậu cao gấp mấy lần, thậm chí mấy chục lần con số này. Báo cáo kêu gọi chính phủ các nước ứng đối thách thức của biến đổi khí hậu bằng thái độ như ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính lần này, cam kết tăng thêm đầu tư và hỗ trợ để cuối cùng đạt được Hiệp định mới toàn cầu về giảm thiểu khí thải.