Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thực hiện an ninh lương thực thế giới vẫn "gánh nặng đường xa"
   2009-08-21 15:40:57    CRIonline

Nghe Online

Ngày 20, tại trụ sở Rô-ma, Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc ra thông cáo báo chí viết, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, sản xuất nông nghiệp của Ha-i-ti đã hồi phục, hiện nay, sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân đều đã tăng với mức lớn, Nhà phân tích nêu rõ, trong khủng hoảng lương thực xuất hiện từ sáu tháng cuối năm 2007, Ha-i-ti là một trong những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, việc khôi phục sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với giải quyết vấn đề thiếu lương thực của nước này cũng như thúc đẩy sự phát triển của khu vực. Thế nhưng nhìn chung, mục tiêu thực hiện an ninh lương thực thế giới vẫn "gánh nặng đường xa".

Báo cáo của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc viết, sau năm ngoái Ha-i-ti đứng trước khủng hoảng lương thực, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế đã tuyên bố cung cấp giống hoa mầu chất lượng tốt trị giá khoảng 10 triệu đô-la Mỹ, đồng thời do Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc dẫn đầu thực thi chương trình viện trợ này. Hiện nay đã có khoảng 250 nghìn nông dân Ha-i-ti được chia sẻ lợi ích của chương trình này qua hình thức trồng đậu nành, ngô, cao lương, lúa , sắn v.v. trong đó riêng giá trị sản lượng đậu nành đã đạt 5 triệu đô-la Mỹ. Đại diện của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc tại Ha-i-ti ông I-bra-him nói, chương trình viện trợ này đã thu được hiệu quả hết sức tốt đẹp, sản lượng lương thực của Ha-i-ti đã nâng cao với mức lớn.

Là nước chậm phát triển ở khu vực Ca-ri-bê, Ha-i-ti hầu như phải nhập khẩu toàn bộ lương thực, trong đó nhập khẩu gạo chiếm trên 80% tổng lượng tiêu thụ gạo của nước này. Song cuộc khủng hoảng lương thực bắt đầu từ sáu tháng cuối năm 2007 đã khiến giá lương thực của Ha-i-ti tăng dữ dội, vì vậy rất nhiều người dân Ha-i-ti rơi vào cảnh đói ăn. Tháng 4 năm 2008, sự bấp bênh xã hội do khủng hoảng lương thực gây nên thậm chí dẫn đến Thủ tướng phải từ chức. Tháng 9 năm ngoái, do bị thiên tai bão tấn công liên tiếp, sản xuất nông nghiệp của Ha-i-ti bị phá hoại càng trầm trọng hơn, không những 60% hoa mầu bị tàn phá, hơn thế nữa hệ thống tưới tiêu nước hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Để duy trì đời sống bình thường cho nhân dân địa phương, Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc buộc phải khởi động khẩn cấp dự án dành viện trợ cho Ha-i-ti.

Trên thực tế, Ha-i-ti chẳng qua là hình ảnh thu nhỏ của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới, Ha-i-ti phục hồi sản xuất nông nghiệp không có nghĩa là khủng hoảng lương thực thế giới đã dịu lại. Hiện nay, mặc dù kinh tế toàn cầu xuống dốc tổng thể đã khiến giá lương thực từng giữ mức cao trên thị trường quốc tế có phần giảm xuống, song vẫn cao hơn giá bình quân của những năm từ năm 1997-2006. Theo số liệu thống kê do Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc công bố mới đây cho thấy, số người bị đói trên thế giới năm nay sẽ chiếm tới 1 tỷ 200 triệu người, đây là con số  kỷ lục cao nhất trong lịch sử, trong khi đó trên toàn thế giới vẫn còn 32 nước rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực tiếp tục kéo dài. Điều khiến người ta càng lo lắng là, số dân bị đói hầu như đều tập trung tại các nước và khu vực đang phát triển.

Những năm gần đây, do một số nước Phương Tây và cơ quan quốc tế lấy viện trợ làm "đòn bẩy" để bán rao chính sách lương thực "thị trường tự do" cho các nước nghèo, rất nhiều nước đang phát triển ngày càng nương tựa nhiều vào thị trường lương thực quốc tế, khiến các nước đó mất khả năng tự cấp tự túc lương thực. Xét về ý nghĩa nào đó, hệ thống phân phối lương thực, phương thức trồng trọt thiếu sự bền vững đã trở thành nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến khủng hoảng lương thực. Nhà kinh tế học, người được trao tặng giải thưởng Nô-ben Cru-gơ-man cảnh báo rằng, tình hình an ninh lương thực đặt ra trước các nước đang phát triển hiện nay còn gay cấn hơn so với sự tưởng tượng của chúng ta.

Khủng hoảng lương thực đã đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh của thế giới, bức xúc yêu cầu các nước đi đến nhận thức chung rộng rãi, đồng thời áp dụng hành động cần thiết nhằm xóa đói một cách nhanh chóng và triệt để. Đúng như trong lời kêu gọi các nước phát triển tăng thêm viện trợ nông nghiệp và lương thực mới đây, Tổng Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới Shee-ran đã nói, "một thế giới đói ăn là một thế giới nguy hiểm". Nhà phân tích nêu rõ, giải quyết khủng hoảng lương thực yêu cầu các nước phát triển đi đến cam kết về viện trợ nông nghiệp và lương thực, bên cạnh đó còn phải thúc đẩy hơn nữa cải thiện môi trường thương mại lương thực và thương mại quốc tế nông sản phẩm, thúc đẩy hình thành trật tự mới cho lương thực thế giới, đối với tất cả các nước mà nói, đây không những là gánh nặng mà còn phải đi một chặng đường dài .