Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đi lên "xa lộ cao tốc"
   2009-08-17 17:15:40    CRIonline

Nghe Online

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 41 và các hội nghị liên quan ngày 16 đã bế mạc tại Băng Cốc, Thủ đô Thái Lan. Tại hội nghị lần này, Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước ASEAN đã tiến hành thảo luận xoay quanh các đề tài lấy xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN làm mục tiêu, thiết lập khuôn khổ quá độ sau năm 2015, xác định hệ thống đánh giá Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thảo luận vấn đề kinh tế trong  khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Kinh tế ASEAN và trong khuôn khổ ASEAN+6. Bên cạnh đó, ASEAN còn lần lượt ký Hiệp nghị Mậu dịch và Đầu tư Khu vực Tự do ASEAN với Ấn Độ và Trung Quốc.

Chủ đề của Hội nghị lần này là "Cùng tiến, hợp tác hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN", mục tiêu chủ yếu của hội nghị là đưa ra quy hoạch kinh tế xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trước năm 2015.

Tại hội nghị diễn ra ngày 14, Bộ trưởng Kinh tế của các nước ASEAN đã ký "Khuôn khổ Tiện lợi hóa Mậu dịch ASEAN", đồng thời ra tuyên bố chung nêu rõ, khuôn khổ này sẽ trở thành phương châm chỉ đạo các nước thành viên ASEAN thực thi chính sách tiện lợi hóa thương mại, đồng thời phê chuẩn thành lập Hội đồng Tư vấn Chung về tiện lợi hóa thương mại ASEAN. Ngoài ra, Bộ trưởng Kinh tế các nước còn đồng ý "Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN" bắt đầu có hiệu lực trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 10 năm nay.

Phó Thủ tướng Thái Lan Cô-sạc nói, hội nghị lần này trước hết nên tăng cường xây dựng các thể chế và cơ chế dưới Hiến chương ASEAN, hai là tăng cường vị thế trung tâm của ASEAN trong khi hợp tác với các nước. Việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN cần có quyết tâm vững vàng và hợp tác chân thành của tất cả các nước thành viên ASEAN, thực hiện chính trị ổn định, kinh tế phồn vinh, văn hóa xã hội bình đẳng. Điều càng quan trọng hơn là ASEAN cần phải thực hiện chung sống hài hòa trong khu vực và tại các khu vực khác trên thế giới, đây là mục tiêu cuối cùng của nhất thể hóa ASEAN.

Một điểm sáng khác đáng đáng chú ý của hội nghị lần này là Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế giữa 10 nước ASEAN với 6 nước đối thoại gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu-di-lân và Ấn Độ, gọi tắt là "10+6". Các Bộ trưởng tham dự hội nghị đã chú trọng thảo luận các đề tài kinh tế trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và trong khuôn khổ "10+6", điều này sẽ đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế diễn ra chiều 13, ASEAN và Ấn Độ đã ký "Hiệp nghị Thương mại Hàng hóa" Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ và các văn kiện tương quan. Hành trình thương lượng hiệp nghị này đã diễn ra trong hơn 6 năm, việc ký kết hiệp nghị đã gửi tới cộng đồng quốc tế một tín hiệu tích cực, đó là ASEAN và Ấn Độ vẫn dốc sức vì tự do hóa mậu dịch.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Trung Quốc-ASEAN lần thứ 8 diễn ra sáng 15, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh tham dự Hội nghị và Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước ASEAN đã cùng ký Hiệp nghị đầu tư trong Hiệp định Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN, điều này đánh dấu Trung Quốc và ASEAN đã hoàn thành đàm phán về hiệp định mậu dịch tự do, Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN sẽ xây dựng toàn diện vào năm 2010, đây sẽ là một Khu vực Mậu dịch Tự do che phủ 1,9 tỷ dân, tổng mức GDP vượt quá 6000 tỷ đô-la Mỹ, diện tích đất đai trên 13 triệu ki-lô-mét vuông.

"Hiệp định đầu tư" này đã thúc đẩy hơn nữa tiện lợi hóa đầu tư hai chiều và từng bước thực hiện tự do hóa. Về ý nghĩa của việc ký kết hiệp nghị, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh nói, sau khi Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN bắt đầu có hiệu lực và thực thi toàn diện vào ngày 1 tháng 1 sang năm, đời sống của nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước ASEAN sẽ được trở nên tiện lợi nhiều hơn, đồng thời sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của Trung Quốc và ASEAN.

Nhà phân tích cho rằng, do ASEAN đã lần lượt hoàn thành đàm phán Khu vực Mậu dịch Tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc, vì vậy việc ASEAN lần lượt ký Hiệp nghị Thương mại và Đầu tư với Ấn Độ và Trung Quốc tại hội nghị lần này đã đánh dấu, việc xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN đã bước sang giai đoạn mới, có ý nghĩa cột mốc, là một phần quan trọng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, việc xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN nhất định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình nhất thể hóa kinh tế ASEAN, đưa việc xây dựng khối cộng đồng lên "xa lộ cao tốc".