Nghe Online
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 12, khi diễn thuyết tại Trường Đại học Niu-oóc, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Su-an Rai-xơ nói, Mỹ không thể một mình giải quyết vấn đề toàn cầu, vì vậy, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Liên Hợp Quốc, xiết tay cùng tấn công chủ nghĩa khủng bố, xóa đói giảm nghèo cũng như ứng đối với những thách thức quan trọng khác. Những lời nói của bà Rai-xơ cho thấy, kể từ khi Chính phủ Ô-ba-ma lên nắm quyền đến nay, dường như Mỹ đã có phần thay đổi chính sách đối với Liên Hợp Quốc.
Bà Rai-xơ phát biểu diễn thuyết rằng, việc ứng đối với thách thức toàn cầu hiện nay không thể thiếu sự lãnh đạo của Mỹ. Song, chỉ nhờ vào vai trò lãnh đạo của Mỹ vẫn rất không đủ.
Thời gian qua, Mỹ liên tiếp bày tỏ thái độ về chính sách đối với Liên Hợp Quốc, để nói lên chính sách đối với Liên hợp Quốc của Chính phủ Ô-ba-ma có phần khác với Chính quyền Bu-sơ trước đây. Tại một hội nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra ngày 7, bà Rai-xơ tuyên bố, Mỹ sẽ trang trải chi phí giữ gìn hòa bình cho Liên Hợp Quốc mà Mỹ nợ từ năm 2005 đến năm 2008, đồng thời sẽ đóng chi phí năm 2009 theo "định mức" một cách đúng thời hạn, tổng cộng khoảng 2,2 tỷ đô-la Mỹ. Thái độ này đã nhận được sự hoan nghênh của các bên Liên Hợp Quốc. Tháng 6 vừa qua, bà Rai-xơ từng nói, Mỹ sẽ kiên quyết ủng hộ hành động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, đồng thời thúc đẩy các cuộc cải cách hữu quan của Liên Hợp Quốc. Trong tình hình chưa đầy một tuần kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma đã ra tuyên bố quyết định, Mỹ sẽ khôi phục việc tài trợ cho công tác của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ đã lần đầu tiên được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 12 tháng 5 năm nay, đây được coi là một hành động quan trọng nữa về chính sách của Chính phủ Ô-ba-ma đối với Liên Hợp Quốc, trước đó, trong khi đơn phương chỉ trích tình hình nhân quyền của nước khác, Chính phủ Mỹ luôn luôn tránh xa tổ chức được thành lập vào năm 2006 này.
Nhân sĩ phân tích nêu rõ, Mỹ thay đổi thái độ đối với Liên Hợp Quốc là kết quả quan trọng về chuyển đổi chính sách ngoại giao của Chính phủ Ô-ba-ma. Trong thời kỳ Chính quyền Bu-sơ, Mỹ thực thi chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa đơn phương, nhất là năm 2003, các nước Mỹ, Anh v.v bất chấp sự phản đối của Liên Hợp Quốc đã phát động chiến tranh I-rắc, khiến quan hệ giữa Mỹ và Liên Hợp Quốc giảm xuống tới mức thấp nhất. Song sự thực chứng minh, việc Mỹ xa rời khung Liên Hợp Quốc và một mình triển khai hành động đã gây nên hậu quả hết sức bất lợi cho cuộc chiến tranh do Mỹ phát động, công việc tái thiết của I-rắc, Áp-ga-ni-xtan v.v tiến triển chậm chạp, tình hình an ninh không ngừng xấu đi, khiến Mỹ cảm thấy lực bất tòng tâm, sự thật minh chứng rằng, chủ nghĩa đơn phương không thích hợp với xu hướng phát triển của thế giới ngày nay. Trong khi đó, Mỹ hiện đang đứng trước những thách thức như: vấn đề hạt nhân Triều Tiên, hạt nhân I-ran, khủng hoảng tài chính toàn cầu và biến đổi khí hậu, chỉ nhờ vào sức mạnh của Mỹ sẽ không thể ứng đối nổi những vấn đề đó. Trải qua hơn 60 năm phát triển, Liên Hợp Quốc không những đã tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và có năng lực một mình điều phối và xử lý các vấn đề quốc tế quan trọng, mà còn có sức mạnh đạo đức và tính hợp pháp không ai có thể thay thế. Vì vậy, điều phối và xử lý vấn đề trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc đã trở thành sự lựa chọn chung của Chính phủ Ô-ba-ma và nhiều nhân sĩ thức thời trong nước Mỹ.
Thế nhưng, cho dù Mỹ bày tỏ thái độ mong muốn cải thiện quan hệ với Liên Hợp Quốc, song quan hệ song phương liệu có thể mở ra một trang mới hay không, đó là điều cần phải quan sát thêm. Trước hết, trong số 192 nước thành viên của Liên Hợp Quốc, phần lớn là nước đang phát triển, ít nhiều đều có xung đột với Mỹ trong rất nhiều vấn đề quốc tế. Thí dụ như: Trên vấn đề giữa Pa-le-xtin và I-xra-en, Mỹ quyết không từ bỏ lối làm nhất quán thiên vị I-xra-en bởi họ tăng cường hợp tác với Liên Hợp Quốc. Ngoài ra trên các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, thương mại v.v, Mỹ cũng tồn tại sự tranh chấp về lợi ích với rất nhiều nước.
Hai là, mặc dù rất rõ ràng giữa Mỹ và Liên Hợp Quốc có nhu cầu lẫn nhau, song họ sẽ không nhượng bộ cho nhau trên vấn đề thực thi quyền chủ đạo. Chủ nghĩa thực dụng của Mỹ đối với Liên Hợp Quốc cũng không thể thay đổi trong thời gian ngắn. Trên các vấn đề quan trọng liên quan tới lợi ích thiết thân của Mỹ như vấn đề I-rắc, vấn đề Áp-ga-ni-xtan v.v, Mỹ tuyệt đối không dễ gì dâng quyền chủ đạo cho Liên Hợp Quốc, trong khi đó Liên Hợp Quốc cũng quyết không hành động theo tất cả mọi ý muốn của Mỹ, vì vậy, sự hợp tác giữa Mỹ và Liên Hợp Quốc là có hạn. Trong tương lai, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Hợp Quốc vẫn sẽ chứa đầy mâu thuẫn và xung đột. |