Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mục đích chuyến thăm Ăng-gô-la của Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry là gì
   2009-08-11 16:39:25    cri

Nghe Online

Theo tin Đài chúng tôi: Từ ngày 9 đến ngày 10 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Hi-la-ry đã thăm Ăng-gô-la, một trong những nước sản xuất dầu mỏ chủ yếu ở châu Phi. Nhà phân tích cho rằng, Mỹ mong chuyến thăm lần này sẽ có thể tăng cường quan hệ hai nước, đặc biệt là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Ăng-gô-la là chặng thứ ba trong chuyến thăm 7 nước châu Phi của Ngoại trưởng Hi-la-ry.

Bà Hi-la-ry cho biết, đề tài chủ yếu nhất trong chuyến thăm lần này của bà là làm thế nào để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời thúc giục Chính phủ Ăng-gô-la cải thiện điều kiện sống cho nhân dân trong nước bằng doanh thu dầu mỏ một cách tốt hơn. Ông Các-sơn, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách công việc châu Phi nói, Ăng-gô-la là một nước phát triển nhanh chóng ở châu Phi, có tiềm năng kinh tế to lớn, chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Hi-la-ry là nhằm tăng cường quan hệ hai nước.

Mặc dù chuyến thăm Ăng-gô-la của Ngoại trưởng Hi-la-ry chỉ diễn ra trong hai ngày, song trên thực tế chỉ có 24 tiếng đồng hồ, lịch trình rất dày. Khi đến Thủ đô Ăng-gô-la vào ngày 9, Ngoại trưởng Hi-la-ry đã lập tức hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, sau đó bà lần lượt hội kiến các quan chức quan trọng của Chính phủ Ăng-gô-la trong đó có Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Dầu mỏ, đồng thời đối thoại với Chủ tịch Quốc hội và người phụ trách các đảng phái chủ yếu của Ăng-gô-la. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Hi-la-ry đã thay mặt Chính phủ Mỹ và ba công ty Mỹ ký bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy Ăng-gô-la phát triển nông nghiệp. Theo bản ghi nhớ này, ba công ty Mỹ sau này sẽ hỗ trợ Ăng-gô-la tăng thêm diện tích trồng chuối và cà phê.

Ngày 10, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry trước hết đã đi thăm bệnh viện HIV/AIDS ở Ăng-gô-la, cùng với Bộ trưởng Y tế Ăng-gô-la Van-đu-nem chứng kiến lễ ký chương trình viện trợ phòng chống HIV/AIDS giữa chính phủ hai nước. Theo chương trình này, Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp từ 7 triệu đến17 triệu đô-la Mỹ cho Quỹ viện trợ phòng chống HIV/AIDS của Ăng-gô-la trong vòng 5 năm tới. Sau đó, bà Hi-la-ry đã hội đàm với Tổng thống Ăng-gô-la San-tốt, đồng thời chuyển tới Tổng thống lời thăm hỏi của Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma, ngoài ra, bà Hi-la-ry và Tổng thống San-tốt còn thảo luận về vấn đề đẩy lùi cuộc bầu cử Tổng thống Ăng-gô-la.

Sau chuyến thăm Ăng-gô-la, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry bày tỏ hài lòng trước những thành quả đạt được trong chuyến thăm lần này. Bà nói, Ăng-gô-la "hết sức hiếu khách". Nhà phân tích địa phương cho rằng, thoạt nhìn một cái, lịch trình trong chuyến thăm Ăng-gô-la của ngoại trưởng Hi-la-ry quả là bố trí rất dày, chủ đề cũng khá nhiều, song Ăng-gô-la là chặng mang tính chất thương mại nhiều nhất trong chuyến thăm châu Phi của bà Hi-la-ry. Ăng-gô-la là nước cung cấp năng lượng quan trọng của Mỹ. Năm ngoái, kim ng̣ạch thương mại của Ăng-gô-la đối với Mỹ là 19 tỷ đô-la Mỹ, trong đó 90% là nhờ xuất khẩu dầu mỏ. Mặc dù trong chuyến thăm lần này, hoạt động trực tiếp liên quan tới dầu mỏ không nhiều, song rất rõ ràng, Chính phủ Mỹ mong qua chuyến thăm lần này để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Trước hết, trên vấn đề đẩy lùi bầu cử Tổng thống Ăng-gô-la, bà Hi-la-ry bày tỏ hoàn toàn "cảm thông " về việc này. Ông San-tốt là nhà lãnh đạo chấp chính trong thời gian dài nhất trên luc̣ địa châu Phi, kể từ khi Ăng-gô-la độc lập vào năm 1975 đến nay, ông luôn luôn giữ chức Tổng thống Ăng-gô-la. Năm nay Chính phủ Ăng-gô-la vốn định tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống lần đầu kể từ năm 1992 đến nay, thế nhưng do công tác sửa đổi Hiến pháp không thể hoàn thành theo đúng thời hạn, cho nên cuộc bầu cử đã đẩy lùi vào sang năm. Trước việc này, bà Hi-la-ry không phát biểu ỵ́ kiến chỉ trích ông San-tốt, đó là điều hiếm thấy. Nhà phân tích nêu rõ, nếu Mỹ không bày tỏ thái độ "cảm thông và hợp tình hợp lý" trên vấn đề hữu quan, sẽ rất có thể mất đi Ăng-gô-la, một đối tác xuất khẩu dầu mỏ quan trọng.

Hai là, trong số ba công ty cùng với Chính phủ Mỹ ký bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy Ăng-gô-la phát triển nông nghiệp nói trên, đã có danh sách của công ty Chevron, doanh nghiệp lọc dầu hàng đầu Mỹ. Chính phủ Mỹ rõ ràng là mong nhân việc ký bản ghi nhớ này để mở rộng ảnh hưởng của công ty lọc dầu Mỹ tại Ăng-gô-la.

Các bạn vừa nghe bản tin Quốc tế nhan đề: Mục đích chuyến thăm Ăng-gô-la của Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry là gì?