Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chính sách dân tộc của Trung Quốc có lợi cho sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc
   2009-08-03 18:01:06    cri

Nghe Online

Trung Quốc là một nhà nước gồm nhiều dân tộc. Trải qua sự tìm tòi gian nan, thực tiễn lâu dài và so sánh, đánh giá, Trung Quốc đã xác định chính sách dân tộc với nội dung cốt lõi là bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc, khu vực dân tộc tự trị và các dân tộc cùng phồn thịnh. Chuyên gia hữu quan chỉ rõ, thực tiễn trong mấy chục năm đã chứng minh chính sách dân tộc của Trung Quốc là phù hợp tình hình Trung Quốc, phù hợp lợi ích chung của các dân tộc, đã thúc đẩy bình đẳng và đoàn kết, phát triển tiến bộ và cùng phồn thịnh giữa các dân tộc, được nhân dân các dân tộc ủng hộ.

Nhà đãnh đạo Trung Quốc đã quá cố Đặng Tiểu Bình từng nói rằng, quan hệ dân tộc ở Trung Quốc là tốt, tôi nghĩ rằng hiện nay vẫn như vậy".

"Chính sách dân tộc của Trung Quốc là thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập 60 năm qua, chế độ khu vực dân tộc tự trị và các chính sách đồng bộ đều đã thu được hiệu quả nổi bật".

Các bạn vừa nghe là lời của Giáo sư Dương Thánh Mẫn, Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc và Giáo sư Hách Thời Viễn của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Là những học giả nghiên cứu về vấn đề dân tộc của Trung Quốc lâu nay, hai giáo sư đã đánh giá rất cao chính sách đối với dân tộc thiểu số của Trung Quốc hiện nay. Họ cho biết, chính sách dân tộc của Trung Quốc hiện nay bao gồm nhiều nội dung như kiên trì bình đẳng dân tộc, thúc đẩy hợp tác giữa các dân tộc, thực hiện khu vực dân tộc tự trị, phát triển các sự nghiệp kinh tế, văn hóa của khu vực dân tộc thiểu số, v.v. Họ cho rằng: nội dung cốt lõi nhất trong các chính sách dân tộc là kiên trì bình đẳng dân tộc. Giáo sư Dương Thánh Mẫn cho biết, "Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" đã quy định rõ: "Các dân tộc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nhất luật bình đẳng", trong khi đó các chính sách dân tộc của Trung Quốc cũng là sự bảo đảm cho các dân tộc thiểu số trong việc việc thực hiện bình đẳng về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v.

Trong các quyền lợi của dân tộc thiểu số, sự bình đẳng về quyền lợi chính trị là sự khác biệt chủ yếu trong chính sách dân tộc của Trung Quốc với các nước khác.Trong Quốc hội-cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của Trung Quốc, bất kể các dân tộc có dân số bao nhiêu đều có một đại biểu Quốc hội.

Để bảo đảm sự bình đẳng về chính trị của các dân tộc, Trung Quốc còn thi hành khu vực dân tộc tự trị tại những nơi có dân tộc thiểu số sinh sống tập trung, khu vực tự trị dân tộc là được xây dựng trên nền tảng bình đẳng giữa các dân tộc, thực hiện nguyện vọng là người làm chủ của nhân dân các dân tộc.

Ngoài bình đẳng về quyền lợi chính trị ra, Trung Quốc còn thực thi một loạt chính sách ưu đãi tại các khu vực dân tộc thiểu số, đã bảo đảm sự bình đẳng thật sự về kinh tế của các khu vực dân tộc. Giáo sư Hách Thời Viễn của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc chỉ rõ:

"Tại các khu vực thi hành tự trị dân tộc đều được Nhà nước quan tâm và nâng đỡ về kinh tế, sự nâng đỡ này không đơn giải chỉ là chiếu cố, cho và ưu đãi, mà mục đích là nâng đỡ các dân tộc thiểu số bình đẳng, tự lập trong xã hội như dân tộc Hán".

Do các nguyên nhân lịch sử, trước ngày thành lập nước Trung Hoa mới, một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc vẫn ở trong xã hội nô lệ, thậm chí là giai đoạn phát triển lịch sử trong thời kỳ cuối của chế độ xã hội nguyên thủy, kinh tế, văn hoá vô cùng lạc hậu. Để giúp các khu vực dân tộc thiểu số nhanh chóng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã lần lượt áp dụng các biện pháp như Chiến lược phát triển khu vực miền tây, dự án "làm giàu cho nhân dân vùng biên giớ", v.v, đồng thời thi hành các biện pháp ưu đãi như viện trợ tài chính, giảm miễn thuế, v.v cho các khu vực dân tộc thiểu số. Trong 30 năm cải cách mở cửa đến nay, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của các khu vực dân tộc thiểu số ở Trung Quốc đều cao hơn mức bình quân của cả nước, GDP đã từ 32,4 tỷ Nhân dân tệ trước đây tăng lên đến 3062,6 tỷ Nhân dân tệ hiện nay, tăng gấp hơn 90 lần.

Có thể nói, chính sách dân tộc của Trung Quốc là thành công, là hữu hiệu. Tuy nhiên, những năm gần đây vẫn có một số người phê bình chính sách dân tộc của Trung Quốc, cho rằng chính sách dân tộc của Trung Quốc là thất bại. Về việc này, Giáo sư Hách Thời Viễn cho biết:

"Có một số dư luận cho rằng những năm gần đây một số khu vực dân tộc đã xuất hiện những vụ việc khá nghiêm trọng, ví dụ như sự kiện ngày 14-3 ở Tây Tạng, sự kiện ngày 5-7 ở Tân Cương, bởi vậy họ liên tưởng đến chính sách dân tộc là thất bại, chế độ là không khả thi. Tôi cho rằng những nhận thức như vậy là rất nông cạn. Mới đây, Trung Quốc đã đề xuất kiên trì và hoàn thiện chế độ tự trị khu vực dân tộc, không ngừng làm phong phú hệ thống chính sách đối với dân tộc, định hướng này là không thay đổi".