Nghe Online
Sau khi xảy ra sự kiện tội phạm bạo lực ngày 5-7 ở U-rum-xi, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã nêu chất vấn đối với chính sách dân tộc của Trung Quốc. Ngày 21, phát biểu tại cuộc họp báo của Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện, ông Ngô Sỹ Dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc cho biết, sự kiện ngày 5-7 ở U-rum-xi không có liên quan gì với chính sách dân tộc của Trung Quốc; chính sách dân tộc hiện hành của Trung Quốc là thành công và hữu hiệu, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì một cách không do dự.
Chính sách dân tộc hiện hành của Trung Quốc bao gồm các nội dung cơ bản như: giữ gìn khối đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước, thi hành tự trị khu vực dân tộc, phát triển sự nghiệp kinh tế, văn hóa của các dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số và nhân tài các loại, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, v.v.
Trước cách nói của một số phương tiện truyền thông nước ngoài về sự kiện tội phạm bạo lực ngày 5-7 ở U-rum-xi có liên quan với chính sách dân tộc của Trung Quốc, ông Ngô Sỹ Dân nói, chính sách dân tộc của Trung Quốc đã xem xét đầy đủ đến thực tế cơ bản về sự chênh lệch trong phát triển và văn hóa phong tục tập quán của 56 dân tộc ở Trung Quốc, đã được xây dựng căn cứ theo tình hình thực tế của Trung Quốc, thực chất là chính sách thúc đẩy đoàn kết các dân tộc, bình đẳng giữa các dân tộc, các dân tộc chung sống hài hoà, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì chính sách này một cách không do dự.
"Chính sách dân tộc của Trung Quốc là phù hợp tình hình của Trung Quốc, và rất thành công. Chúng tôi quyết không vì một vụ việc nào đó, một sự kiện bạo lực xảy ra ở một địa phương nào đó mà từ bỏ chính sách dân tộc thành công kiên trì lâu dài của chúng tôi".
Dân tộc thiểu số ở Trung Quốc có dân số đông đúc, vào khoảng 110 triệu người và phân bố tại các khu vực. Ông Lưu Vạn Khánh, người phụ trách Vụ Giám sát kiểm tra của Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc cho biết, do các nguyên nhân lịch sử và địa lý, sự phát triển kinh tế của các khu vực dân tộc có sự mất cân đối nhất định, nhưng điều không thể phủ nhận là, tình hình tổng thể của mối quan hệ dân tộc ở Trung Quốc hiện nay là tốt. Ông nói:
"Trong quá trình giao lưu giữa các dân tộc cũng tồn tại một số khác biệt về mặt ngôn ngữ văn tự, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, về quyền lợi kinh tế cũng thường xảy ra một số tranh chấp, bởi vậy trong đời sống hiện thực cũng xảy ra một số mâu thuẫn và tranh chấp ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc. Thế nhưng, những mâu thuẫn và tranh chấp này đều đã được giải quyết một cách tương đối kịp thời và ổn thoả. Tỉnh hình tổng thể của mối quan hệ dân tộc ở Trung Quốc hiện nay là tốt, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và hài hoà là dòng chính".
Từ ngày cải cách mở cửa đến nay Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một loạt chính sách và biện pháp giúp đỡ và nâng đỡ các khu vực dân tộc đẩy nhanh phát triển. Ví dụ như thực thi chiến lược phát triển khu vực miền tây, nâng đỡ sự phát triển của các dân tộc thiểu số có số dân tương đối ít, v.v. Năm 2008, GDP của các khu vực dân tộc Trung Quốc đạt hơn 3 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng gấp hơn 18 lần so với năm 1978.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung ương còn ban hành một loạt chính sách và biện pháp nhằm cải thiện các vấn đề dân sinh như việc làm, y tế chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, v.v của các khu vực dân tộc, trong đó có Tân Cương. Ông Ngô Sỹ Dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc cho biết:
"Ban ngành hữu quan của Nhà nước và Tân Cương coi trọng cao vấn đề việc làm ở Tân Cương, biện pháp được áp dụng trước tiên là đẩy mạnh phát triển kinh tế để thúc đẩy tạo việc làm, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp hết sức thiết thực như đào tạo hướng nghiệp miễn phí để nâng cao khả năng tìm việc làm cho người lao động. Thi hành chế độ bảo đảm xã hội dành riêng cho các dân tộc thiểu số, trợ cấp thích đáng cho những người chưa tìm được việc làm, khiến họ có sự bảo đảm đời sống tối thiểu".
Các chính sách ưu đãi đã khiến cho tình hình dân sinh của các khu vực dân tộc được cải thiện đáng kể. Được biết, thu nhập bình quân đầu người có thể chi phối của cư dân thành thị các khu vực dân tộc đã từ 414 nhân dân tệ năm 1980 tăng lên đến hơn 13.000 nhân dân tệ năm 2008, thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân và người dân chăn nuôi cũng đã từ 168 nhân dân tệ tăng lên đến xấp xỉ 3.400 nhân dân tệ. Ngoài ra, tại các khu vực dân tộc đã cơ bản phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm. Ông Ngô Sỹ Dân nhấn mạnh rằng, cùng với sự phát triển của thời đại và đòi hỏi của tình hình, chính sách dân tộc của Trung Quốc sẽ không ngừng được hoàn thiện hơn nữa, giữa nhân dân các dân tộc sẽ thực hiện khối đoàn kết và phát triển hơn hữa. |