Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mỹ thanh lý tài sản xấu ngân hàng, muốn thi hành "công tư hợp doanh"
   2009-03-24 16:11:20    cri

Chương trình này được đưa ra đã nhận được sự hoan nghênh của Phố Uôn. Ông Tan-bốt, Phó Chủ tịch Hội nghị bàn tròn dịch vụ tài chính của một Hội liên hiệp ngành ngân hàng Phố Uôn cho rằng, chương trình này là một công cụ hữu dụng trọng việc thanh lý nợ xấu. Quỹ Blách-rốc cũng bày tỏ sẽ tham gia chương trình thu mua này của chính phủ. Thế nhưng, phương án này đã vấp phải sự chỉ trích của đảng Cộng hoà, cho rằng phương án này làm cho chính phủ phải gánh chịu rủi ro rất lớn. Về việc này, Bộ trưởng Tài chính Ghết-nơ đáp lại rằng, không gánh chịu rủi ro sẽ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ không thể để mặc cho diễn biến tình hình tiếp tục xấu đi.

Mặc dù chương trình này có giá thành huy động vốn thấp và chính phủ gánh chịu rủi ro chủ yếu rất có sức hấp dẫn, nhưng phần lớn các nhà đầu tư tư nhân hiện đều do dự và có ba lo lắng lớn. Một là, một số nhà đầu tư lo lắng Quốc hội sẽ lật lọng, thay đổi "luật chơi". Hai là, sự phẫn nộ của các tầng lớp xã hội và biện pháp nghiêm ngặt của Quốc hội đối với vụ bê bối "tiền thưởng" của Tập đoàn Quốc tế Mỹ đã làm cho giới ngân hàng chẳng khác nào như "Chim phải cung thấy cành cong cũng sợ", các nhà đầu tư lo lắng sẽ bị ràng buộc lương bổng hoặc tiền thưởng. Ba là, xét về mặt kỹ thuật có rất nhiều khoản "nợ xấu" đã không giao dịch nữa, việc này nói lên sẽ rất khó xác định giá trong khi thu mua.

Về việc thực thi chương trình thu mua này, quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biét sẽ bắt đầu trong vài tuần tới. Bộ trưởng Tài chính Ghết-nơ trước đó cho biết, chương trình này không phải là có quy mô lớn nhất, nhưng lại là biện pháp quan trọng nhất trong hành động cứu trợ từ trước đến nay của Bộ Tài chính. Đối với ông Ghết-nơ mà nói, chương trình này liệu có được thực thi một cách thuận lợi hay không là một "thử thách" lớn đặt ra cho ông. Tháng trước, ông công bố chương trình cứu trợ nợ xấu của ngân hàng đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi, và gần đây lại bị lên án do ứng đối sai lầm trong vấn đề tiền thưởng của Tập đoàn Quốc tế Mỹ. Bên cạnh đó, chương trình này cũng rất có thể sẽ là một dịp tốt để cho Chính quyền Ô-ba-ba gây ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc khủng hoảng tài chính. Xét từ ý nghĩa nào đó mà nói, chương trình cứu trợ tài chính của Chính quyền Ô-ba-ma thành công hay thất bại sẽ quyết định ở việc này.


1 2