Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  50 năm cải cách dân chủ mang lại sự đổi thay long trời lở đất cho đời sống chính trị và kinh tế của Tây Tạng
   2009-03-11 17:15:45    cri

Nghe Online

Ngày 28 tháng 3 năm nay là ngày kỷ niệm cuộc cải cách dân chủ Tây Tạng tròn 50 năm. Các đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính hiệp đang tham dự hai kỳ họp thường niên năm nay tại Bắc Kinh đều bày tỏ, trong 50 năm kể từ khi thực hiện cải cách dân chủ đến nay, đời sống chính trị và kinh tế của Tây Tạng đã có sự thay đổi long trời lở đất, nhân dân Tây Tạng đã có cuộc sống mới tự do, bình đẳng và yên vui.

Từ xưa đến nay, Tây Tạng đều là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngay từ năm 1951, Chính phủ Nhân dân Trung ương và chính quyền địa phương Tây Tạng ký hiệp nghị giải phóng hòa bình Tây Tạng đã xuất phát từ tình hình thực tế của Tây Tạng lúc bấy giờ, chính vì vậy, không lập tức triển khai cải cách chế độ chính trị-xã hội tại Tây Tạng. Song, tháng 3 năm 1959, với mục đích duy trì chế độ nông nô chính giáo hợp nhất, tầng lớp trên thuộc thế lực phản động Tây Tạng, đứng đầu là Đạt-lai đã ngang nhiên phát động cuộc bạo loạn vũ trang toàn diện. Trong khi dẹp yên cuộc bạo loạn này, Chính phủ Trung ương đã bắt đầu cuộc cải cách dân chủ tại Tây Tạng, phế bỏ triệt để chế độ nông nô phong kiến chính giáo hợp nhất, hàng triệu nông nô được giải phóng.

Cuộc cải cách dân chủ của Tây Tạng đã được tiến hành trong 50 năm qua, nhìn lại chặng đường đã đi qua cho thấy, đây là tấm gương về cải cách xã hội tại khu vực dân tộc thiểu số nói riêng và vấn đề dân tộc nói chung. Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Tạng học Trung Quốc Chu Hiểu Minh đánh giá rằng:

"Đối với các Khu Tự trị và các tỉnh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà nói, cải cách dân chủ tại Tây Tạng là cuộc cải cách sâu sắc nhất. Từ xã hội nông nô phong kiến bước sang thời kỳ cuối của xã hội phong kiến, vượt qua giai đoạn lịch sử tư bản chủ nghĩa và bước sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Trung ương đã áp dụng rất nhiều chính sách đối xử khác nhau, khiến cuộc cải cách sâu sắc này diễn ra bình ổn và thuận lợi tại Tây Tạng."

Sau cuộc cải cách dân chủ, hàng triệu nông nô đã vươn mình làm chủ, được tự do về con người. Dưới sự ủng hộ của Chính phủ Trung ương và các tỉnh anh em, nhân dân Tây Tạng với tinh thần sốt sắng hơn bao giờ hết tham gia công cuộc xây dựng quê nhà, khiến các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa v.v của Tây Tạng thực hiện bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong 30 năm lại đây, thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng đã tăng gấp 19 lần, đời sống của người dân Tây Tạng đã được nâng cao với mức lớn. Trong thời kỳ Tây Tạng cũ, nông dân chỉ có thể ở trong chuồng trại gia súc, hiện nay, họ đều đã dọn vào những căn nhà rộng rãi, sáng sủa, chung sống và chia sẻ niềm vui với gia đình.

1 2