Nghe Online
Khi phát biểu trong buổi họp báo của Kỳ họp thứ hai Quốc hội Trung Quốc khóa 11 diễn ra ngày 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã trả lời câu hỏi của nhà báo về các vấn đề như chính sách ngoại giao, quan hệ đối ngoại v.v của Trung Quốc. Đứng trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng và chưa hề có dấu hiệu chấm dứt, việc ứng đối với khủng hoảng tài chính quốc tế, duy trì kinh tế phát triển bình ổn khá nhanh đã trở thành đường dây chính của công tác chính phủ Trung Quốc năm nay.
Năm 2008, cơn bão tài chính quốc tế lan rộng trên toàn cầu, mặc dù Trung Quốc chưa ở vào trung tâm của cơn bão này, song, tình trạng phát triển kinh tế Trung Quốc chiếm 6% tỷ trọng của kinh tế thế giới đã thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới, năm 2008, tỷ lệ đóng góp của kinh tế Trung Quốc đối với sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã vượt quá 20%. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế cũng như Đảng và Chính phủ Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu hiện nay, công tác ngoại giao Trung Quốc sẽ làm thế nào để ứng đối với khủng hoảng tài chính quốc tế ? Báo cáo công tác Chính phủ năm nay của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đưa ra đáp án rõ ràng; đó là tăng cường giao lưu hữu nghị với các nước trên thế giới, tạo môi trường bên ngoài có lợi cho phát triển kinh tế Trung Quốc một cách bình ổn khá nhanh. Thủ tướng nói:
"Chúng tôi sẽ tiếp tục sâu sắc sự hợp tác chú trọng thực tế với các bên, cùng kiềm chế sự lan rộng của khủng hoảng tài chính quốc tế, thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và đầu tư, thúc đẩy kinh tế khôi phục nhanh chóng."
Vì vậy, xoay quanh trọng tâm phát triển kinh tế trong nước, việc kiến tạo " ngoại giao kinh tế" và "ngoại giao tài chính tiền tệ" đã trở thành sự chú thích của dư luận quốc tế đối với ngoại giao Trung Quốc năm nay. Trong buổi họp báo ngày 7, ngoại trưởng Dương Khiết Trì bày tỏ, ngoại giao Trung Quốc năm nay sẽ xoay quanh "đường dây chính" và thực hiện tốt "hai công tác trọng tâm lớn". Ngoại trưởng nói:
"Nắm 'đường dây chính', có nghĩa là dốc sức phục vụ cho thiết thực đảm bảo kinh tế Trung Quốc phát triển bình ổn khá nhanh. Thực hiện tốt 'hai trọng tâm lớn', một là tích cực ứng đối khủng hoảng tài chính quốc tế, 'đảm bảo tăng trưởng, đảm bảo dân sinh và giữ gìn ổn định'. Hai là làm tốt công tác chuẩn bị để cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị và hoạt động quốc tế đa phương, trong đó có Hội nghị cấp cao tài chính sắp diễn ra tại Luân-đôn, nhằm thúc đẩy trật tự quốc tế phát triển theo hướng công bằng và hợp lý hơn."
Bất cứ là sự bố trí chiến lược của Báo cáo Công tác Chính phủ, hay là sự sắp xếp chiến thuật của công tác ngoại giao của Bộ trưởng Dương Khiết Trì đều nhận được sự khẳng định và hưởng ứng tích cực của các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội, Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Bắc Kinh Lý Nghĩa Hổ nói:
"Trong việc ứng đối khủng hoảng tài chính, Trung Quốc nhất định phải duy trì đối thoại và hợp tác với các nền kinh tế chủ yếu của thế giới. Tức là cần phải duy trì đối thoại và giao lưu với nền kinh tế chủ yếu của Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản cùng các nước xung quanh Trung Quốc như Nga, Hàn Quốc, ASEAN v.v, đồng thời cần phải áp dụng một số biện pháp hợp tác cụ thể, chính đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngoại giao Trung Quốc hiện nay."
Trên thực tế, ngay từ ban đầu Trung Quốc đã đề xuất triển khai hợp tác quốc tế trong ứng đối với khủng hoảng tài chính; Kể từ tháng 11 năm ngoái Chủ tịch Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Oa-sinh-tơn tham dự hội nghị cấp cao nhóm 20 nước đến đầu năm nay, ba nhà lãnh đạo của Nhà nước Trung Quốc như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Chính phủ Ôn Gia Bảo và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã triển khai "hoạt động ngoại giao trong tháng 1", ba nhà lãnh đạo nói trên đã đi khắp các khu vực Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Mỹ La-tinh v.v, bất cứ đi đến đâu, nhà lãnh đạo Trung Quốc đều truyền cho thế giới một thông tin là: Trung Quốc sẵn sàng tích cực triển khai hợp tác quốc tế, cùng ứng đối với khủng hoảng tài chính với các nước khác. Trung Quốc đã chứng minh với thế giới bằng hành động thực tế rằng: Trung Quốc không những là người sáng kiến hợp tác ứng đối với khủng hoảng, càng là người thực tiễn chủ trương này.
Lời nói và hành động của Trung Quốc không những đã mang lại niềm tin cho người dân Trung Quốc trong khắc phục khủng hoảng tài chính, mà còn gửi niềm tin tới cộng đồng quốc tế. |