Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc tràn đầy niềm tin- "Chung lưng đấu cật" ứng đối khủng hoảng tài chính
   2009-03-06 17:36:28    cri

Nghe Online

Ông Trương Bình

Do tác động của khủng hoảng tài chính, thu nhập giảm, tìm việc làm khó là cảm nhận phổ biến của người dân Trung Quốc trong gần 6 tháng qua. Đặt ra cho Chính phủ Trung Quốc là một loạt thách thức như tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, tình hình việc làm gay cấn, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, v.v.

Để ứng đối với khủng hoảng tài chính quốc tế, từ 6 tháng cuối năm ngoái đến nay Chính phủ Trung Quốc đã xác định "mở rộng kích cầu trong nước, bảo đảm cho tăng trưởng" là nhiệm vụ chính trong công tác Chính phủ, đồng thời đã thực thi chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải, đưa ra chương trình đầu tư 4 nghìn tỷ nhân dân tệ, xây dựng hàng loạt chính sách và biện pháp như điều chỉnh và chấn hưng 10 ngành nghề trọng điểm như gang thép, dệt may, ô-tô, v.v. Các biện pháp ứng đối khủng hoảng tài chính của Chính phủ Trung Quốc đã nhận được sự khẳng định của các đại biểu và ủy viên đang dự kỳ họp của Quốc hội và Chính hiệp ở Bắc Kinh. Bà Tất Tiểu Cẩn, đại biểu Quốc hội, là người phụ trách của một doanh nghiệp dệt may lớn của Trung Quốc. Bà cho biết, việc Chính phủ đưa ra Quy hoạch chấn hưng ngành công nghiệp dệt may sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn hiện nay. Bà nói:

"Xét từ những khó khăn đang đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay, Quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành dệt may mới ban hành đã xác định rõ vị thế của ngành công nghiệp dệt may, là ngành trụ cột truyền thống và ngành dân sinh quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, cũng là ngành có ưu thế trong cạnh tranh quốc tế, đã phát huy vai trò cực kỳ quan trọng trong các mặt làm sống động thị trường, mở rộng xuất khẩu, thu hút lao động, tăng thu nhập cho nông dân, v.v.".

Tuy các chính sách và biện pháp ứng đối khủng hoảng, kích thích kinh tế được thực thi chưa lâu, nhưng vì phản ứng kịp thời và cường độ mạnh, nên những biện pháp này đã bắt đầu cho hiệu quả nổi bật. Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 6, ông Trương Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc cho biết, một số số liệu kinh tế bắt đầu tăng trở lại. Ông nói:

"Một số sản phẩm xuất khẩu với khối lượng lớn, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp nhẹ và dệt may đã xuất hiện đà tăng trở lại, giá cả của một số sản phẩm Trung Quốc tương đối ổn định hoặc có phần tăng lên".

1 2