Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nguyên thủ quốc gia Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong năm mới này
   2009-02-10 15:08:56    CRIonline

Nghe Online

Sáng ngày 10, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào Đào đã đáp chuyên cơ rời Bắc Kinh, lên đường đi thăm chính thức các nước A-rập Xê-út, Ma-li, Xê-nê-gan, Tan-da-ni-a và Mô-ri-xơ. Chuyến thăm 5 nước Á-Phi trong 8 ngày lần này là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong năm mới này của Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc.

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền long trọng nhất của Trung Quốc, thăm bạn bè thân thích là một trong những hoạt động quan trọng của mọi người trong dịp Tết. Các nước mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ đến thăm trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau Tết Kỷ Sửu đều là "Bạn mới và bạn cũ" của Trung Quốc. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trác Tuấn cho biết:

"Mong thông qua chuyến thăm lần này củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị mang tính chiến lược giữa Trung Quốc và A-rập Xê-út, thúc đẩy sự hợp tác tập thể giữa Trung Quốc với Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh, xúc tiến việc thực hiện giai đoạn cuối cùng của những thành quả thu được tại Hội nghị cấp cao Bắc Kinh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi, sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược kiểu mới giữa Trung Quốc và châu Phi, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Trung Quốc với 4 nước châu Phi, thúc đẩy cùng nhau phát triển".

A-rập Xê-út là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Tuy thiết lập quan hệ ngoại giao mới hơn chục năm, nhưng quan hệ giữa Trung Quốc và A-rập Xê-út phát triển rất nhanh chóng. Hai nước đã xây dựng lên quan hệ hữu nghị mang tính chiến lược. Nhiều năm qua, A-rập Xê-út luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực tây-á châu Phi, cũng là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Trung Quốc. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trác Tuấn không né tránh sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa hai nước, song nhiều lần nhấn mạnh sự hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, văn hóa...giữa hai nước cũng phát triển nhanh chóng. Ông còn cho biết Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong thời gian ở thăm A-rập Xê-út sẽ tham quan dự án dây chuyền sản xuất xi-măng do doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầu xây dựng.

Ông Trác Tuấn còn cho biết, trong thời gian ở thăm A-rập Xê-út, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào còn sẽ có cuộc gặp với Tổng Thư ký Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh Át-ty-a, trao đổi ý kiến về tăng cường hợp tác tập thể giữa Trung Quốc và Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh liệu có thu được bước phát triển hơn nữa hay không sẽ là một điểm sáng lớn trong chuyến thăm A-rập Xê-út lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-châu Phi luôn được mọi người quan tâm. Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên hằng năm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đều đến châu Phi hầu như đã trở thành thông lệ ngoại giao "luật bất thành văn". Đối với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào mà nói, đây cũng là chuyến thăm lần thứ 4 tới lục địa châu Phi của Chủ tịch trên cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc. Ông Từ Vĩ Trung, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Á-Phi của Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, cho biết chuyến thăm 4 nước châu Phi lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vừa có những bạn cũ của Trung Quốc như Ma-li, Tan-da-ni-a và Mô-ri-xơ, cũng có những bạn mới khôi phục quan hệ ngoại giao không lâu như Xê-nê-gan, điều này một lần nữa chứng minh quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi đã bước vào giai đoạn phát triển đa phương diện.

Tư liệu cho thấy, tính đến nay, tình hình thực hiện 8 biện pháp đề ra tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi năm 2006 rất thuận lợi: biện pháp miễn thuế quan đối với sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc của các nước châu Phi kém phát triển nhất đã hoàn thành toàn bộ; việc xoá một số khoản nợ đến hạn cho các nước nghèo nợ nần chồng chất và kém phát triển nhất ở châu Phi của Trung Quốc cũng đã cơ bản hoàn thành; Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi đã khởi động thuận lợi; các dự án viện trợ xây dựng cho châu Phi như bệnh viện, Trung tâm phòng chống bệnh sốt-rét, trường học, v.v cũng tiến triển thuận lợi.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trác Tuấn cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng gây một số ảnh hưởng cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi, đặc biệt là một số doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Phi gặp khó khăn trong kinh doanh, Trung Quốc đang áp dụng một loạt biện pháp tăng cường hợp tác với các nước châu Phi, cùng nhau đối phó với những thách thức này. Ông nói:

"Trung Quốc sẽ tăng thêm cường độ công tác nhằm thực hiện 8 biện pháp của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề ra, hoàn thành các cam kết viện trợ châu Phi một cách đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng và khối lượng, tiếp tục khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các nước châu Phi. Tin tưởng rằng dưới sự nỗ lực của hai bên, chúng ta hoàn toàn có thể ứng đối một cách thuận lợi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với sự hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi".