Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Á - Âu xiết tay ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính
   2008-10-28 16:16:58    CRIonline

Nghe Online

Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 7 - một hội nghị cấp cao quy mô lớn nhất trong lịch sử hội nghị Á - Âu ngày 25 đã bế mạc tại Bắc Kinh. Trong thời điểm toàn cầu đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính gay cấn hiện nay, 45 thành viên hội nghị Á - Âu đã cùng nêu ra đối sách và sáng kiến ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính, điều này sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính của toàn cầu.

45 thành viên hội nghị Á - Âu chiếm 50% GDP và 60% tổng lượng thương mại thế giới. Đúng như Tổng thống Pháp Xác-cô-dy nói tại hội nghị, Á - Âu hợp tác chống lại cuộc khủng hoảng tài chính của toàn cầu chắc chắn có ý nghĩa quan trọng và sâu sắc.

"Châu Á và châu Âu đại diện cho 2/3 dân số và một nửa của cải thế giới, châu Á và châu Âu liệu có thể cùng nhau ứng đối với những thách thức này hay không là vấn đề đặt ra trước chúng ta. Hợp tác không phải là một sự lựa chọn, mà là một nhiệm vụ đối với chúng ta. Châu Âu cần sự tăng trưởng, tài trí thông minh và sức sáng tạo của châu Á, châu Á cần kỹ thuật, kinh nghiệm và ổn định của châu Âu."

Trong "Tuyên bố về tình hình tài chính quốc tế" thông qua tại hội nghị lần này, các bên kêu gọi áp dụng chính sách tiền tệ, tài chính và giám sát, quản lý tài chính chịu trách nhiệm và vững chắc, nâng cao tính minh bạch và bao dung; đồng thời, hoàn thiện cơ chế xử trí khủng hoảng, duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định thị trường tài chính của bản thân. Các nhà lãnh đạo cam kết áp dụng biện pháp cần thiết kịp thời để duy trì sự ổn định hệ thống tài chính.

Các nhà quan sát chỉ rõ, Tuyên bố này đã nêu ra ba tín hiệu lớn giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính: Tức các nước phải cố gắng duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định thị trường tài chính của bản thân, xử lý tốt quan hệ giữa sáng tạo tài chính với giám sát, quản lý tài chính, cũng như cải cách toàn diện hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế.

Trong quá trình ứng đối với cuộc khủng hoảng, vai trò đã phát huy của Trung Quốc được các bên quan tâm. Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại lễ khai mạc hội nghị cấp cao Á - Âu nói, Trung Quốc đã đưa ra cố gắng tích cực trong phạm vi có thể của mình để ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính này, đã áp dụng một loạt biện pháp quan trọng, bao gồm đảm bảo ổn định hệ thống tài chính trong nước, tăng thêm tính lưu động của thị trường tài chính và cơ quan tài chính, gắn bó sự điều phối và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô với các nước khác v.v. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói, Trung Quốc sẽ tiếp tục cùng cố gắng với cộng đồng quốc tế duy trì sự ổn định tài chính và ổn định kinh tế quốc tế thể theo thái độ chịu trách nhiệm.

Tổng thống Xlô-vê-ni-a Tu-rơ-cơ đến dự hội nghị cấp cao Á - Âu lần này cho rằng, Trung Quốc là một lực lượng không thể thiếu được trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, hơn nữa sự phát triển bền vững ổn định kinh tế của Trung Quốc sẽ có lợi đối với toàn thế giới.

"Trung Quốc là một trong những lực lượng chủ yếu kinh tế toàn cầu, bởi vậy tôi cho rằng chúng ta trước tiên phải đảm bảo kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng. Miễn là có lợi đối với sự ổn định và phát triển kinh tế Trung Quốc, cũng nhất định sẽ có lợi đối với toàn thế giới."

Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 7 đã kết thúc tốt đẹp. Tuy "Tuyên bố chung về tình hình tài chính quốc tế" đạt được tại hội nghị lần này không thể mang lại bước ngoặt đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại có ảnh hưởng sâu xa. Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế thế giới Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc Trần Phượng Anh nói:

"Ngày 15 tháng sau tại Oa-sinh-tơn sẽ triệu tập một hội nghị cấp cao tài chính toàn cầu G-20, hội nghị cấp cao này rất có thể sẽ thảo luận vấn đề cải cách hệ thống tài chính toàn cầu sau này và vấn đề rối loạn tài chính quốc tế hiện nay, bởi vậy hội nghị Á Âu lần này có thể sẽ ảnh hưởng đến xu hướng hội nghị cấp cao tài chính toàn cầu 20 nước sắp tới."