Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tình hình mới đã thúc đẩy châu Á và châu Âu xây dựng quan hệ đối tác kiểu mới
   2008-10-27 16:46:52    CRIonline

Nghe Online

Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 7 ngày 25 đã bế mạc tại Bắc Kinh. Dưới chủ đề "Đối thoại hợp tác, cùng có lợi cùng thắng", Hội nghị đã thông qua nhiều văn bản mang tính thành quả và các sáng kiến về hợp tác, việc này nói lên tình hình quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp đã khiến cho hai châu lục Á-Âu đối mặt với nhiều thách thức chung, hai bên đang nỗ lực tìm kiếm sâu sắc sự hợp tác, xây dựng mối quan hệ đối tác kiểu mới. Sự hợp tác giữa châu Á và châu Âu không những sẽ mang lại hạnh phúc cho nhân dân châu Á và châu Âu, mà còn sẽ có ảnh hưởng tích cực cho thế giới.

Là diễn đàn liên chính phủ có cấp bậc cao nhất và qui mô lớn nhất giữa châu Á và châu Âu, Hội nghị Á-Âu kể từ ngày thành lập năm 1996 đến nay đã thu được thành quả rực rỡ trong ba lĩnh vực trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và giao lưu văn hoá-xã hội. Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 7 đã diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế rất độc đáo, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Trung Quốc An-bâu nhận định rằng, tình hình mới này đã mang lại thách thức tương tự cho châu Á và châu Âu. Ông nói:

"Chúng ta đối mặt với rất nhiều vấn đề tương tự, châu Âu và châu Á đều là châu lục tiêu thụ năng lượng, cùng đối mặt với các thách thức như khủng hoảng tài chính, khí hậu toàn cầu nóng lên, cải thiện tình hình môi trường cũng như giữ gìn ổn định chính trị trong nước, v.v".

Ông Phùng Trọng Bình, Giám đốc Viện châu Âu thuộc Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc chỉ rõ, những thách thức này cũng đã mang lại động lực mới cho tăng cường hợp tác giữa châu Á và châu Âu, hai bên bức xúc sâu sắc mối quan hệ đối tác. Ông nói:

"Toàn cầu hoá kinh tế phát triển rất nhanh trong những năm qua, xu thế đa cực hóa cũng tương đối mạnh. Lợi ích chung của châu Á và châu Âu đang gia tăng, thách thức chung đặt ra cho hai bên cũng ngày càng nhiều. Tính bức xúc về tăng cường hợp tác, sâu sắc quan hệ đối tác giữa châu Á và châu Âu cũng gia tăng hơn bao giờ hết".

Đối với hai châu lục Á-Âu mà nói, cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng ra thế giới hiện nay là thách thức chủ yếu nhất đặt ra cho hai bên. "Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 7 về tình hình tài chính quốc tế" thông qua tại hội nghị lần này đã nêu bật lên lòng tin của châu Á và châu Âu xiết tay nhau nỗ lực, cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giám đốc Viện Kinh tế thế giới thuộc Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc Trần Phượng Anh cho rằng, lòng tin này là cực kỳ quan trọng đối với thị trường tài chính, sẽ góp phần phòng ngừa cuộc khủng hoảng tài chính lan tới các thị trường mới nổi lên.

Ngoài thảo luận các biện pháp ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính ra, tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Bắc Kinh lần này, các thành viên Hội nghị Á-Âu còn triển khai thảo luận xoay quanh những vấn đề như an ninh lương thực, hợp tác cứu trợ thiên tai, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu, đối thoại giữa các nền văn minh, đã thông qua các văn kiện thành quả như "Tuyên bố Bắc Kinh về phát triển bền vững", "Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 7" cũng như 17 sáng kiến về hợp tác, nêu bật lên nguyện vọng mạnh mẽ và nỗ lực tích cực tăng cường hợp tác, cùng nhau vượt qua thử thách và sâu sắc mối quan hệ giữa hai châu lục Á-Âu.

Hiện nay, các thành viên Hội nghị Á-Âu chiếm khoảng 57% dân số, 50% GDP và khoảng 60% kim ngạch thương mại của thế giới. Với vị thế như vậy đã quyết định sự tăng cường hợp tác giữa châu Á và châu Âu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết rất nhiều thách thức đặt ra cho thế giới. Là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 7, Trung Quốc đã có đóng góp quan trọng cho sự thành công của hội nghị. Trước ngày diễn ra hội nghị, Trung Quốc đã điều chỉnh kịp thời chương trình nghị sự căn cứ theo tình hình, đưa vấn đề kinh tế và tài chính quốc tế làm chương trình nghị sự quan trọng hàng đầu. Tại hội nghị lần này, Trung Quốc cũng đã đề xuất nhiều quan điểm và chủ trương quan trọng trong các vấn đề trọng đại. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đã nỗ lực hết mình trong việc ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

"Trung Quốc đã nỗ lực tích cực và áp dụng một loạt biện pháp quan trọng trong việc ứng đối cuộc khủng hoảng tài chính lần này theo khả năng của mình, kinh tế Trung Quốc duy trì đà phát triển tốt đẹp chính là một đóng góp quan trọng cho ổn định thị trường tài chính toàn cầu và phát triển kinh tế của thế giới".

Mùa thu là mùa thu hoạch, những thành quả thu được tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh lần này ắt sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng quan hệ đối tác kiểu mới giữa châu Á và châu Âu, góp phần cho việc xây dựng một thế giới hài hoà có nền hoà bình bền vững và phồn thịnh chung.