Trong lịch sử hội nghị cấp cao Á-Âu từng có gương thành công ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính. Tại hội nghị cấp cao Á Âu lần thứ hai họp tại Luân Đôn Anh năm 1998, các nước Á-Âu đã thông qua đối sách mở Quỹ uỷ thác Á-Âu v.v, giúp đỡ thành công các nước châu Á khôi phục ổn định tài chính, loại bỏ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với xã hội. Khi nói đến việc làm thế nào tiếp thu kinh nghiệm trước đây, ông Lưu Kiến Siêu nói, bất kể giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính nào, đều không thể tách rời nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Ông nói,
"Xử lý cuộc khủng hoảng tài chính như vậy, bất kể là năm 1998 hay là hiện nay, đều cần có sự hợp tác của quốc tế và khu vực. Các nước thế giới, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đều cần xiết tay, dốc sức hợp tác, vượt qua khó khăn."
Khi trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có tham dự hội nghị cấp cao tài chính quốc tế tổ chức tại Mỹ vào tháng sau hay không, ông Lưu Kiến Siêu nói, Trung Quốc coi trọng sáng kiến về triệu tập hội nghị cấp cao tài chính quốc tế, đang tích cực xem xét tham dự hội nghị. Ông nói, các nước Á-Âu trong đó có Trung Quốc đều coi trọng cao sự hợp tác với Mỹ, Mỹ cũng có nguyện vọng như vậy tăng cường hợp tác với các nước Á-Âu, để bảo đảm kinh tế phát triển bình ổn.
Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 7 sẽ tổ chức tại Bắc Kinh ngày 24 và 25. Hội nghị lần này sẽ trao đổi, điều phối lập trường về vấn đề bức xúc nhất trong tình hình hiện nay, xoay quanh chủ đề "Đối thoại hợp tác, cùng có lợi cùng thắng", thể hiện quyết tâm của hai châu lục Á-Âu cùng xiết tay ứng đối với thách thức toàn cầu. 1 2 |