Nghe Online
Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 7 ngày 24 và 25 sẽ diễn ra tại Bắc Kinh. Học giả Trung Quốc nói, dự kiến tại hội nghị lần này, các nước Á - Âu sẽ trao đổi rộng rãi về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng ác liệt, thúc đẩy sự hợp tác làm việc cụ thể giữa hai châu lục Á - Âu trong mọi lĩnh vực.
Trong tình hình tài chính quốc tế hiện nay, làm thế nào tăng cường sự hợp tác Á - Âu từ đó ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ là đề tài chú trọng thảo luận tại hội nghị cấp cao lần này. Bà Trần Phượng Anh, Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế thế giới Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài chúng tôi nói, hội nghị cấp cao Á Âu rất có thể sẽ đi sâu thảo luận từ ba mặt ổn định thị trường tài chính, tái thiết hệ thống tài chính cùng ổn định tình hình tài chính nước mình.
"Một là ổn định thị trường tài chính, ví dụ như có thể trao đổi với nhau, cùng có một biện pháp cụ thể làm thế nào giữ gìn thị trường. Mặt thứ hai có thể thảo luận tức là vấn đề cải cách hệ thống tài chính quốc tế, để đề phòng sau này lại xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn như vậy, cần phải cải cách hệ thống tài chính thế giới không thích ứng với sự phát triển kinh tế thế giới. Điều còn phải thảo luận nữa là, hai châu lục Á - Âu làm tốt công việc của mình cũng là việc rất quan trọng, ví dụ như, ổn định thị trường tài chính của chúng ta."
Bà Trần Phượng Anh nói, trong lịch sử hội nghị cấp cao Á Âu, từng có tiền lệ ứng đối thành công cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Năm 1997, Đông Nam Á xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, năm sau tại hội nghị cấp cao Á Âu lần thứ hai họp tại Luân Đôn đã trọng điểm thảo luận đối sách ứng đối với cuộc khủng hoảng, đồng thời quyết định thành lập Quỹ uỷ thác Á - Âu, giúp các nước châu Á khôi phục ổn định tài chính và loại bỏ tác động của cuộc khủng hoảng đối với xã hội. Bởi vậy, có người dự kiến, hội nghị cấp cao Á - Âu lần này có thể cũng sẽ thảo luận thành lập một Quỹ Á - Âu để ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính.
1 2 |