Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phóng thành công tàu vũ trụ "Thần Châu-7", thúc đẩy bước phát triển nhảy vọt của Trung Quốc
   2008-09-25 21:22:54    cri

Tối 25 tháng 9, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ "Thần Châu-7", trong những ngày tới, ba nhà du hành vũ trụ Trung Quốc sẽ đi bộ trên vũ trụ và tiến hành hàng loạt thử nghiệm khoa học trên vũ trụ, để chuẩn bị cho việc lập trạm không gian trong tương lai. Tàu "Thần Châu-7" được phóng lên vũ trụ không những sẽ thúc đẩy tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ Trung Quốc, mà còn có lợi cho thúc đẩy Trung Quốc thực hiện sáng chế và sản xuất những sản phẩm có quyền sở hữu trí tuệ.

Từ tàu vũ trụ "Thần Châu-1" đến "Thần Châu-7", Trung Quốc đã không ngừng thu được những thành tựu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ có người lái, tác động quan trọng tới bố cục khoa học công nghệ của thế giới thời nay.

Có thể nói, phát triển tàu vũ trụ có người lái là một thách thức đối với sức mạnh tổng hợp và trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của một Quốc gia. Đúng như các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước bình luận rằng, những thành tựu mà Trung Quốc thu được trong lĩnh vực hàng không vũ trụ những năm gần đây, đã thể hiện sức mạnh tổng hợp ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời tôn vinh hình tượng nước lớn của Trung Quốc.

Thế nhưng, Trung Quốc phát triển tàu vũ trụ có người lái rõ ràng là khác với cuộc cạnh tranh vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô cũ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc Mã Hưng Thụy nói:

"Công trình hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc cất bước tương đối muộn, khác với thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô cũ đã đầu tư sức người, sức của, sức vật khổng lồ và do Nhà nước tập trung lãnh đạo triển khai cuộc cạnh tranh trên vũ trụ. Sự nghiệp hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc với quy mô vừa phải, tương đối phù hợp với tình hình của Đất nước Trung Quốc. "

Việc Trung Quốc phát triển tàu vũ trụ có người lái hiện nay, chủ yếu xem xét về khoa học công nghệ và lợi lích kinh tế. Sự nghiệp hàng không vũ trụ có người lái không những có thể lôi kéo và thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, đó còn là khoa học công nghệ mũi nhọn mang tính tổng hợp. Ông Kinh Mộc Xuân, chuyên gia hàng không vũ trụ nổi tiếng, Kỹ sư trưởng thiết kế tên lửa "Trường Chinh-2 F" cho tàu "Thần Châu-7" cho biết:

"Toàn bộ công trình tàu vũ trụ có người lái sẽ đóng vai trò to lớn thúc đẩy trình độ công nghiệp cơ sở của Trung Quốc, trong đó kể cả nguyên vật liệu, phát triển phụ tùng máy móc lên một tầm cao mới. Một số sản phẩm của chúng tôi cũng đã được ứng dụng trong sản xuất dân sự."

Trên thế giới thời nay, sự nghiệp hàng không vũ trụ có người lái thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển đã là sự thật được mọi người công nhận. Đơn cử những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của chúng ta cho thấy, rất nhiều công nghệ của tàu vũ trụ có người lái đã chuyển sang phục vụ cho dân. Thí dụ như chính công nghệ người máy hỗ trợ bác sĩ làm phẫu thuật là bắt nguồn từ khoa học công nghệ tàu vũ trụ; hệ thống xử lý nước hiệu suất cao, giá rẻ dành cho nhà du hành vũ trụ đã được rất nhiều nước đang phát triển thu hút và ứng dụng; để giảm thiểu sức cản trở trên bề mặt các thiết bị tàu vũ trụ, các nhà khoa học phải làm một số vân chéo trên vật liệu lớp bề mặt của các thiết bị đó, công nghệ này đã được ứng dụng vào sản xuất áo bơi cho vận động viên bơi lội v.v. Trong hoạt động bước ra khoang tàu "Thần Châu-7" và đi bộ trên vũ trụ những ngày tới, nhà du hành vũ trụ cũng sẽ thu hồi mẫu vật liệu nhờn thể rắn qua thử nghiệm, tiến hành nghiên cứu đối với sự ảnh hưởng của môi trường vũ trụ đối với loại vật liệu này, tiến thêm một bước nghiên cứu làm thế nào để nâng cao tính năng và kéo dài thời hạn sử dụng của vật liệu đó.

Trong khi đó, sự nghiệp hàng không vũ trụ có người lái cũng sẽ lôi kéo các ngành nghề tương quan của Trung Quốc phát triển, cho nên sẽ mang lại rất nhiều cơ hội thương mại cho các lĩnh vực y học, bào chế thuốc, hàng không, vật liệu mới, điện tử, chế tạo máy móc, dệt, thông tin v.v, qua đó gây tác động tích cực đối với kinh tế Trung Quốc. Theo ước tính, những ngành nghề tương quan nẩy sinh sau công trình hàng không vũ trụ Trung Quốc đã đạt quy mô trị giá 120 tỷ đồng nhân dân tệ.

Từ trước đến nay, khoảng không vũ trụ rộng bao la luôn có sức thần bí khôn lường và đang thu hút loài người triển khai tìm tòi nghiên cứu. T hăm dò vũ trụ vừa là ước mơ của người dân Trung Quốc, cũng là ước mơ của toàn nhân loại. Những thành tựu do tàu vũ trụ "Thần Châu" Trung Quốc thu được trong quá trình thăm dò vũ trụ là thành quả chung của loài người. Kỹ sư trưởng thiết kế tàu vũ trụ "Thần Châu-7" Chu Kiến Bình nói:

"Tôi cho rằng, thăm dò và nghiên cứu vũ trụ, mở rộng không gian sinh tồn của nhân loại là nguyện vọng có từ trước đến nay của loài người, cũng là trách nhiệm của Trung Quốc, một nước lớn đang phát triển. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, Trung Quốc sẽ duy trì nhịp bước phát triển tương xứng với thực lực của Đất nước, thúc đẩy hoạt động du hành vũ trụ phát triển bền vững, để cho con người chúng ta tiến bước xa hơn và phát hiện nhiều hơn trên vũ trụ."