Nghe Online
Tàu vũ trụ "Thần Châu-7" Vài ngày tới, Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ "Thần Châu-7", đây sẽ là điểm nóng đang thu hút sự quan tâm chú ý của giới hàng không vũ trụ thế giới, nếu như bạn đến thăm Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu, hẳn bạn cũng có cảm nhận như vậy. Hơn 10 năm qua, Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu đã xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc, dự án hợp tác ngày càng nhiều, phạm vi hợp tác ngày càng mở rộng.
Ông Bergquist là người Thụy Điển, từng lưu học tại Trung Quốc vào thập niên 80 thế kỷ 20, vào làm việc tại Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu hồi thập niên 90, ông đã làm việc tại Ban Hợp tác Quốc tế Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu trong suốt 15 năm. Ông Bergquist thường xuyên sang công tác tại Trung Quốc, nhiều lần tham dự dự án hợp tác song phương, ông nói tiếng Trung rất thành thạo. Ông nói:
"Tiếp tục phát triển quan hệ hàng không vũ trụ giữa Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu với Trung Quốc là công việc của tôi."
Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu hiện nay gồm có 17 nước thành viên. Các dự án hiện nay lần lượt là dự án bắt buộc tham gia và dự án có thể lựa chọn tham gia. Dự toán ngân sách hàng năm là 3 tỷ đồng Ơ-rô, các nước thành viên đóng hội phí theo mức tham dự và tổng sản phẩm quốc nội. Năm 2004, Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu đã ký Hiệp nghị khung Hợp tác Chính phủ trong lĩnh vực rộng rãi với Trung Quốc, nhằm thúc đẩy sự phát triển hợp tác ngày càng tiến bộ và rộng mở trong lĩnh vực hàng không vũ trụ giữa Trung Quốc và châu Âu. Ông Bergquist nói:
"Các đối tác hợp tác tại Trung Quốc của chúng tôi là Cục Hàng không vũ trụ, Bộ Khoa học công nghệ, Viện Khoa học Công nghệ. Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu và Cục Hàng không Vũ trụ Trung Quốc tiến hành hợp tác về mặt nghiên cứu khoa học, Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu và Bộ Khoa học Công nghệ tiến hành hợp tác về mặt quan trắc và ứng dụng địa cầu . 25 trường đại học và viện nghiên cứu của châu Âu và 25 trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc tham gia những dự án này".
Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu được mở đầu bằng dự án hệ thống dữ liệu khoa học của chương trình "Cluster" vào năm 1992. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những thành viên chủ chốt của dự án "Cluster" Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu. Năm 1997, Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu và Trung tâm Không gian Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã ký nghị định thư hợp tác chương trình giai đoạn hai thuộc "Chương trình Song Tinh" và chương trình "Cluster". Quả vệ tinh đầu tiên của "Chương trình Song Tinh" do Trung Quốc phóng lên vũ trụ đã mang theo 14 thiết bị của Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu. Ông Bergquist nói, hai dự án này đều triển khai nghiên cứu sự ảnh hưởng của mặt trời đối với môi trường trái đất, là dự án hợp tác lớn nhất giữa hai bên từ trước đến nay, đồng thời cũng là sự hợp tác mang ý nghĩa thí điểm. Ông nói:
"Hai dự án giữa Cục Hàng không Vũ trụ Châu Âu và Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu giảm chi phí, giàu thành quả, bởi vì số liệu khoa học của "Chương trình Song Tinh" Trung Quốc là sự bổ sung hữu hiệu đối với dự án "Cluster". Hai dự án tiến triển rất tốt, các bên tham gia đều hết sức hài lòng."
1 2 |