Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đoàn Đại biểu các nhà Tạng học Trung Quốc tích cực trao đổi với quan chức và học giả Mỹ
   2008-07-18 17:28:29    cri

Nghe Online

Một Đoàn đại biểu các nhà Tạng học Trung Quốc hiện đang ở thăm Mỹ. Sau khi trao đổi với quan chức và học giả Mỹ, các thành viên trong Đoàn cho rằng, quan chức và học giả Mỹ thiết tha mong tăng cường sự hiểu biết và trao đổi với các học giả Trung Quốc. Các quan chức và học giả Mỹ hết sức quan tâm Tây Tạng, nhưng lại thiếu sự hiểu biết, thậm chí có định kiến đối với Tây Tạng.

Trong buổi họp báo diễn ra ngày 17, Trưởng Đoàn đại biểu, giáo sư Trường đại học Dân tộc Trung ương Đan Chu Ngang Bôn nói, quan chức và nhân viên nghiên cứu Mỹ đồng loạt bày tỏ hoan nghênh các nhà Tạng học Trung Quốc sang thăm và trao đổi tại Mỹ. Ông nói:

"Rất nhiều bạn bè Mỹ hết sức quan tâm và theo dõi tình hình Tây Tạng, trong khi đó tôi cũng cảm thấy người dân và quan chức hữu quan của Mỹ còn thiếu sự hiểu biết về Tây Tạng, một số dư luận còn tin vào những lời đồn nhảm mang tính định kiến. Tôi cần phải nhấn mạnh rằng, quả là còn có định kiến, hơn nữa rất nhiều định kiến hoàn toàn không có căn cứ, mà chỉ xuất phát từ quan niệm, điều mấu chốt là xuất phát từ lợi ích nào đó. Trong quá trình trao đổi, tôi cảm thấy rất nhiều quan chức và dân chúng Mỹ thiết tha mong tiến hành trao đổi đầy đủ với các học giả Trung Quốc để tìm hiểu về Tây Tạng. Qua giới thiệu của chúng tôi, các quan chức và học giả Mỹ cũng cho rằng, rất nhiều vấn đề mà chúng tôi đề cập đều phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời cho rằng những quan điểm của chúng tôi cũng hợp lý. Chúng tôi đã thu được nhiều thành quả trong chuyến thăm Mỹ lần này."

Tổng Thư ký Hiệp hội Giao lưu Văn hóa đối ngoại Trung Quốc Vương Phôi Quân nói, kể từ năm 2001đến nay, Tây Tạng Trung Quốc đã lần lượt mời khoảng 400 phóng viên hải ngoại đến phỏng vấn đưa tin tại Tây Tạng, ấn tượng của họ đối với Tây Tạng có sự khác biệt rất lớn so với những người chưa từng đến thăm Tây Tạng. Ông Vương Phôi Quân nói:

"Đi thăm và chưa đi thăm Tây Tạng hoàn toàn khác nhau. Ấn tượng sâu sắc trước tiên để lại cho những người đến thăm là Tây Tạng quả thực rất đẹp; hai là vốn đầu tư của Chính phủ Trung ương Trung Quốc rất lớn. Qua phương tiện truyền thông tôi được biết, một nghị sĩ Quốc hội Pháp và một Phó Chủ tịch Quốc hội của I-ta-li-a đều bày tỏ, tại một số vùng hẻo lánh ở Tây Tạng, tuy giao thông bất tiện nhưng tín hiệu điện thoại di động lại rất rõ, diện che phủ của mạng In-tơ-nét lại rất rộng, đường sá cũng rất tốt, ông Vương Phôi Quân nói, nếu Chính phủ Trung ương không đầu tư vốn thì các mặt của Tây Tạng không thể tốt như vậy; ba là tình hình tín ngưỡng tôn giáo của Tây Tạng tương đối tự do, người dân được hưởng đời sống tín ngưỡng tôn giáo bình thường. "

Sau cuộc thương lượng với Chính phủ Trung ương vào đầu tháng 7, đại diện cá nhân của Đạt-lai nói chưa thu được thành quả mang tính thực chất, trình bày nhận xét về việc này, nghiên cứu viên Liêm Tương Dân của Trung tâm Nghiên cứu Tạng học Trung Quốc nói, ông từng gặp mặt với các đại diện cá nhân của Đạt-lai vào đầu tháng 7. Ông cho rằng sự mong đợi của họ không thiết thực. Ông Liêm Tương Dân nói:

"Cá nhân tôi phân tích rằng, sở dĩ các đại diện cá nhân của Đạt-lai cho rằng chưa thu được thành quả thực chất là vì họ gửi gắm hy vọng qúa đối cao vào buổi tiếp xúc, chắc là chưa đạt tới yêu cầu của họ. Là nhà nghiên cứu, tôi cho rằng, trên thực tế việc hai bên tiến hành tiếp xúc và thương lượng với nhau đã là thành quả . Mọi người đều chú ý tới sự kiện "14-3" đã gây nên sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ của toàn thể nhân dân Trung Quốc cũng như người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại. Trong tình hình này, Chính phủ Trung ương để ngỏ cánh cửa đối thoại, điều này đã thể hiện đầy đủ thiện chí của Chính phủ Trung ương."

Bà con dân tộc Tạng nhìn nhận như thế nào Đại hội Thể thao Ô-lim-pích sắp khai mạc tại Bắc Kinh cũng là một trong những điểm nóng triển khai trao đổi giữa Đoàn đại biểu các nhà Tạng học Trung Quốc với các quan chức và học giả Mỹ.

Giáo sư Đại học Dân tộc Trung ương Đan Chu Ngang Bôn nói, sự quấy nhiễu và phá hoại của một số ít người ở Tây Tạng hoàn toàn không thể đại diện cho đông đảo nhân dân Tây Tạng. Giáo sư nói:

"Liệu có phải toàn thể người dân Tây Tạng đều phản đối Ô-lim-pích hay không, tôi cho rằng tuyệt đối không phải như vậy, chứng cớ rành rành cho thấy, sự nhìn nhận đó là sai lầm to. Chúng ta cần phải phân biệt rõ điều này, cho dù số ít người Tạng quấy nhiễu và phá hoại Ô-lim-pích, nhưng đông đảo người dân Tây Tạng đều sẽ ủng hộ và yêu thích Ô-lim-pích. Nếu không nhìn nhận rõ điểm này thì sẽ có thể dẫn đến việc phủ định cả một dân tộc do số ít người nào đó cũng như chỉ vì số ít người nào đó mà hiểu lầm cả một dân tộc. Thời gian sẽ minh chứng cho điều này."