Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Trung Quốc có ảnh hưởng sâu xa cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam
   2008-05-30 17:35:33    cri

Nghe Online

Qúi vị và các bạn thính giả thân mến, bây giờ mời các bạn nghe bài phóng sự thu thanh nhan đề: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Trung Quốc có ảnh hưởng sâu xa cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam.

P.V: Qúi vị và các bạn thính giả thân mến, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ ngày 30-5 đến ngày 2-6. Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ có ảnh hưởng sâu xa cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi đã mời bà Phan Kim Nga, Phó giáo sư, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội nước ngoài Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc, tiến hành phân tích về ý nghĩa, mục đích và thành quả trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hoan nghênh các bạn đón nghe.

P.V: Xin chào bà Phan Kim Nga.

Kim Nga: Xin chào Hùng Anh, chào các bạn thính giả.

P.V: Thưa bà Phan Kim Nga, chúng tôi được biết, bà đã nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong nhiều năm qua, vậy xin bà cho biết mục đích và ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh?

Kim Nga: Trung Quốc và Việt Nam có tình hữu nghị truyền thống lâu đời và bền vững dưới sự quan tâm và dày công vun đắp của mấy thế hệ lãnh đạo của hai đảng và hai nước Trung Quốc-Việt Nam. Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của phương châm "16 chữ vàng" và tinh thần "4 tốt" do lãnh đạo hai đảng và hai nước xác định, quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được sâu sắc, đã bước vào thời kỳ mới phát triển toàn diện. Tôi cho rằng chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, một mặt là theo thoả thuận của hai đảng và hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao, mặt khác hai bên cũng cần thiết bàn giải pháp cho những vấn đề xuất hiện trong tình hình mới, không ngừng thúc đẩy quan hệ hai đảng và hai nước lên tầm cao mới.

P.V: Thưa bà Phan Kim Nga, theo bà, hai bên sẽ chủ yếu bàn thảo về những mặt nào?

Kim Nga: Tôi cho rằng hai bên sẽ chủ yếu thảo luận về 5 mặt. Một là, đẩy mạnh việc thực hiện các thoả thuận đã đạt được. Hai là, giao lưu kinh nghiệm về quản lý đảng và quản lý đất nước. Ba là, trao đổi ý kiến về một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Bốn là, bày tỏ sự ủng đối với Ô-lim-pích Bắc Kinh và thăm hỏi về thiên tai động đất ở Tứ Xuyên. Năm là, bàn giải pháp cho một số vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, chủ yếu là vấn đề Biển Nam Trung Quốc.

P.V: Theo chúng tôi được biết, cùng với các cuộc thăm viếng cấp cao diễn ra thường xuyên, hai nước Trung Quốc-Việt Nam đã đạt được hơn mười thoả thuận hợp tác, trong đó có thoả thuận đã được thực hiện và thu được thành tích nổi bật, ví dụ như hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước thu được thành tựu đáng mừng, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2007 vượt quá 15 tỷ USD, hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đề ra đến năm 2010 của lãnh đạo hai nước; một số vấn đề biên giới do lịch sử để lại từng bước được giải quyết, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2008; hai nước còn đã thành lập Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác kinh tế song phương, đề xuất ý kiến chỉ đạo cho các dự án hợp tác cụ thể, thúc đẩy sự hợp tác thu được hiệu quả. Vậy, theo bà, hai bên còn sẽ thảo luận về những vấn đề gì?

Kim Nga: Tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo hai nước sẽ tích cực thúc đẩy việc thực hiện một số hiệp nghị và thoả thuận hợp tác đã đạt được giữa hai nước, làm phong phú thêm nội dung hợp tác. Hiện nay, một số dự án hợp tác giữa hai nước tiến triển tương đối chậm, nội dung vẫn chưa phong phú, bởi vậy, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ắt sẽ thúc đẩy những dự án hợp tác này thu được tiến triển thực chất. Đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác song phương trong hai hành lang, một vành đai cũng trong khuôn khổ hiệp nghị khung về Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Hai bên rất có thể sẽ một lần nữa tái khẳng định bảo đảm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền trong năm 2008, đồng thời đẩy mạnh vững chắc cuộc đàm phán phân giới và cùng khai thác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

P.V: Hai nước Trung-Việt núi liền núi, sông liền sông, có văn hóa gần gũi, lý tưởng tương đồng và lợi ích gắn bó. Bà vừa nãy cho biết lãnh đạo hai nước sẽ giao lưu kinh nghiệm về quản lý đảng và quản lý đất nước, vậy, xin bà có thể cho biết cụ thể hơn được không?

Kim Nga: Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều đang tiến hành cải cách xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hơn nữa đã thu được thành tựu được cả thế giới ghi nhận. Hai nước cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú và bài học trong cải cách xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng đứng trước những thách thức chung. Hiện nay, việc sâu sắc hơn nữa cuộc cải cách liên quan đến có bảo đảm được những thành quả đã thu được trong cải cách hay không, cũng liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của chủ nghĩa xã hội ở hai nước. Đại hội 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ con đường và phương hướng cải cách sau này của Trung Quốc, hai kỳ họp của Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc năm nay đã đề ra yêu cầu cụ thể thực hiện tinh thần trong Báo cáo của Đại hội Đảng lần thứ 17. Tôi cho rằng đây sẽ là một nội dung quan trọng giao lưu giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến thăm lần này.

P.V: Hiện nay, mặc dù hoà bình và phát triển vẫn là dòng chính của thế giới ngày nay, song tình hình quốc tế trong những năm qua đã có sự biến đổi sâu sắc. Thưa bà Phan Kim Nga, lãnh đạo hai nước Trung-Việt sẽ thảo luận một số vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, vậy bà cho rằng các nhà lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi ý kiến về những mặt nào?

Kim Nga: Về chính trị, Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc đang ngày càng tích cực tham gia vào các công việc quốc tế và khu vực, quan tâm sự biến đổi tình hình của quốc tế và khu vực, quan tâm mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan Trung Quốc. Về mặt kinh tế, tình hình kinh tế thế giới hiện nay xuất hiện bấp bênh khá lớn, trước tác động này, nền kinh tế hai nước cũng đang đứng trước các thách thức, thị trường chứng khoán bấp bênh, vật giá gia tăng, lạm phát không ngừng tăng cao, đây là những vấn đề hóc búa đặt ra cho lãnh đạo hai nước, lãnh đạo hai nước rất có thể sẽ đi sâu trao đổi về những vấn đề này.

P.V: Trung Quốc vừa xảy ra một trận động đất mạnh, hiện đang dốc sức triển khai công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai. Sau khi được tin xảy ra động đất, Chính phủ Việt Nam quyết định viện trợ 200 nghìn USD cho vùng bị thiên tai ở Trung Quốc, các cơ quan của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ nhân dân Trung Quốc, sôi nổi quyên góp tiền và vật tư cho nhân dân vùng bị thiên tai ở Trung Quốc.

Kim Nga: Vâng, đúng vậy. Tôi được biết, cán bộ của một số cơ quan Việt Nam, chẳng hạn như Viện Khoa học-Xã hội đã quyên góp một ngày lương cho vùng bị thiên tai. Ngoài ra còn có rất nhiều người dân Việt Nam chủ động liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, đề xuất yêu cầu được quyên góp tiền hoặc làm người tình nguyện đến vùng bị thiên tai. Tôi nghĩ rằng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm lần này sẽ bày tỏ sự ủng hộ và gửi lời thăm hỏi sâu sắc của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới nhân dân Trung Quốc.

P.V: Mặc dù hai nước Trung-Việt có sự tin cậy cao về chính trị, quan hệ kinh tế-thương mại phát triển nhanh chóng, song không thể phủ nhận giữa hai nước vẫn còn một số vấn đề do lịch sử để lại. Thưa bà Pham Kim Nga, bà cho rằng hai bên sẽ thảo luận như thế nào về giải pháp cho một số vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ hai nước?

Kim Nga: Tôi cho rằng, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước chủ yếu là vấn đề Biển Nam Trung Hoa. Năm 2007 Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Trung Quốc, hai nước đã ra Thông cáo báo chí chung, bày tỏ sẵn sàng cùng nhau nỗ lực giữ gìn ổn định tình hình vùng Biển Nam Trung Hoa, không áp dụng những hành động làm cho tình hình thêm phức tạp và mở rộng. Hiện nay, hai bên đều mong tìm ra một giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận cho vấn đề này. Phía Việt Nam từng bày tỏ trước chuyến thăm rằng, mong có thể tìm ra một giải pháp "hợp tình, hợp lý".

P.V: Vậy, xin bà cho biết, trải qua thương lượng và đàm phán, hai nước đã đạt được những thoả thuận gì trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa?

Kim Nga: Hiện nay, hai bên đã đạt được 3 thoả thuận nguyên tắc, một là "gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác". Hai là Trung Quốc và ASEAN đã ký "Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên trên vùng biển Nam Trung Hoa", nhấn mạnh thể theo tinh thần hợp tác và thông cảm, tìm kiếm và xây dựng sự tin cậy lẫn nhau, giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà bình. Ba là, công ty dầu mỏ của 3 nước Trung Quốc, Việt Nam và Phi-li-pin đã ký "Hiệp nghị công tác địa chấn trên biển liên hợp ba bên trong vùng biển hiệp nghị trên biển Nam Trung Hoa". Bởi vậy, tôi nghĩ rằng, miễn là hai bên tuân thủ các nguyên tắc nói trên, thể theo tinh thần nhân nhượng lẫn nhau, thì xung đột trong vấn đề biển Nam Trung Hoa chắc chắn sẽ có thể tránh được.

P.V: Xin cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay.

Kim Nga: Tôi tin tưởng rằng, dưới sự chỉ đạo của phương châm "16 chữ vàng" và tinh thần "4 tốt", chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhất định sẽ đạt tới mục tiêu dự kiến, thu được thành công tốt đẹp.