Nghe Online
Người sáng lập Tập đoàn Ác-cô Pháp, tập đoàn khách sạn lớn thứ 4 thế giới, cựu Nghị sĩ Pháp Đu-bru-lơ gần đây nói tại Thượng Hải rằng, bằng sự đích thân cảm nhận tại Tây Tạng, ông cho rằng công cuộc xây dựng và quản lý đối với Tây Tạng của Chính phủ Trung Quốc là rất đúng đắn, Đạt-lai Lạt-ma không nên phản đối sự phát triển kinh tế-xã hội của Tây Tạng.
Ông Đu-bru-lơ đã đến Thượng Hải kiểm tra tình hình xây dựng khách sạn loại hình kinh tế đầu tiên tại Thượng Hải của Tập đoàn Ác-cô. Ông Đu-bru-lơ 74 tuổi, người Pháp, hồi còn trẻ đã cùng bạn bè với hai bàn tay trắng sáng lập lên Tập đoàn Ác-cô, một tập đoàn quản lý kinh doanh ngành khách sạn hàng đầu thế giới, và bản thân ông từng làm thị trưởng và Thượng nghị sĩ Quốc hội.
Ông Đu-bru-lơ trả lời phỏng vấn phóng viên Trung Quốc cho biết, 6 năm trước ông đã đạp xe đạp từ Pháp đến Cam-pu-chia với hành trình hơn 15 nghìn km trong 8 tháng, trong đó có khoảng 3 tháng là đạp xe trong khu tự trị Tây Tạng Trung Quốc. Ông nói, trước khi đến Tây Tạng, ông cũng giống như rất nhiều người phương Tây chưa từng tới Tây Tạng vậy, cho rằng Tây Tạng là một vùng nghèo nàn, lạc hậu. Những thông tin ông nắm được qua các phương tiện truyền thông là "Người Tây Tạng đáng thương đang bị Chính phủ Trung ương Trung Quốc đè nén". Song, cuộc hành trình tại Tây Tạng trong 3 tháng đã khiến ông ghi nhận một Tây Tạng hoàn toàn khác. Ông nói:
"Sáu năm trước khi tôi đã có dịp đạp xe đạp du lịch tại Trung Quốc, trong 3 tháng ở Tây Tạng, tôi nghĩ rằng trong số người Pháp, có thể nói tôi là người hiểu biết nhất về Tây Tạng".
Ông Đu-bru-lơ cho biết, tại Tây Tạng, ông đã tận mắt chứng kiến những phong cảnh tươi đẹp của Tây Tạng, đích thân cảm nhận sự phát triển kinh tế-xã hội của Tây Tạng. Ông nói, so với nước Pháp, đời sống vật chất của người dân Tây Tạng còn tương đối nghèo nàn, nhưng Chính phủ Trung ương Trung Quốc đang tích cực phát triển kinh tế của Tây Tạng, nỗ lực cải thiện đời sống cho nhân dân Tây Tạng. Ông cảm nhận sâu sắc nhân dân Tây Tạng đã được chia sẻ những thành quả do tiến bộ xã hội mang lại. Ông nói:
"Tôi đã viết một cuốn sách sau chuyến du lịch đó, trong cuốn sách tôi có viết rằng: Tôi hoàn toàn tán thành những việc làm của Chính phủ Trung Quốc tại Tây Tạng hiện nay".
Ông Đu-bru-lơ bắt đầu tiếp xúc với các sách báo liên quan Tây Tạng kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Theo ông, xã hội phương Tây ngoan cố coi Đạt-lai Lạt-ma 14 là "thánh nhân" để đồn thổi, nói rằng Đạt-lai là hóa thân của cái đẹp và đạo đức, là cái gọi là 'nạn nhân". Thế nhưng, tình hình thực tế của Tây Tạng trước đây dưới ách thống trị của Đạt-lai Lạt-ma là: tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao đến mức kinh khủng, cả Tây Tạng không có một trường học nào theo nghĩa hiện đại.
Về cách nói của Đạt-lai Lạt-ma kinh tế phát triển sẽ làm cho nền văn hóa truyền thống của Tây Tạng bị "diệt vong", ông Đu-bru-lơ nhấn mạnh rằng, văn hóa nếu như không tiến cùng với sự phát triển của xã hội thì kết quả chỉ là đi vào viện bảo tàng, sẽ không mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Ông nói:
"Chủ trương mà Đạt-lai Lạt-ma theo đuổi hiện nay là một sự thụt lùi. Bởi vì, tôi đã chứng kiến Chính phủ Trung Quốc đang xây dựng đường sá, sân bay, trường học và bệnh viện tại Tây Tạng, tất cả những điều này đều là sự biểu hiện của phát triển kinh tế".
Ông Đu-bru-lơ cho biết, bất cứ ai, chẳng nhẽ cứ đội lốt bảo tồn văn hóa và tôn giáo là có thể từ chối phát triển kinh tế, từ chối trường học và bệnh viên ư".
Ông Đu-bru-lơ còn đặc biệt đề cập tới đường sắt Thanh-Tạng, ông cho rằng việc xây dựng tuyến đường sắt này đã cải thiện sự liên kết với thế giới bên ngoài của nhân dân Tây Tạng, đặt nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế của Tây Tạng. Ông cho biết, qua các phương tiện truyền thông ông trông thấy Đạt-lai Lạt-ma phản đối việc xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng, việc này chẳng khác nào phớt lờ hạnh phúc của nhân dân Tây Tạng, nói lên Đạt-lai Lạt-ma phản đối sự phát triển kinh tế của Tây Tạng. Ông Đu-bru-lơ cho biết, tuy chưa từng gặp Đạt-lai Lạt-ma, nhưng ông muốn nói với ông ta rằng, một đất nước cần phải bảo vệ tôn giáo của nhân dân nước mình, nhưng phải biết rằng, tôn giáo cũng không được phản đối đất nước mình. |