Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tiệm tiến trong xây dựng chính trị dân chủ Trung Quốc - nhìn từ Đại biểu Quốc hội là lao động nông dân
   2008-03-07 17:16:26    CRIonline

Nghe Online

Chị Hồ Tiểu Yến, 34 tuổi, là một nông dân tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam Trung Quốc. 10 năm trước, chị rời quê hương đến tỉnh Quảng Đông, khu vực kinh tế phát triển nhất của Trung Quốc làm thuê. Có lẽ trong mơ chị cũng không dám nghĩ rằng, giờ đây chị lại cùng hai lao động nông dân khác được bầu làm Đại biểu Quốc hội tại tỉnh mà mình đang sinh sống, trở thành một Đại biểu của Cơ quan quyền lực tối cao Quốc hội Trung Quốc khóa mới nhiệm kỳ 5 năm. Có thể nói, đây là sự kiện quan trọng trong tiến trình chính trị dân chủ của Trung Quốc.

Kể từ khi thực thi chính sách cải cách mở cửa vào cuối thập niên 70 thế kỷ trước tới nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng. Song song với việc điều chỉnh ngành nghề, ngày càng nhiều nông dân rời bỏ ruộng đồng đến thành phố làm việc, hình thành tầng lớp lao động nông dân. Theo thống kê chưa đầy đủ, Trung Quốc hiện nay có khoảng 130 triệu lao động nông dân, họ chủ yếu làm việc trong ngành xây dựng, ngành chế tạo và ngành vận tải, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Nhưng do Trung Quốc thực thi chế độ hai loại hộ khẩu là thành thị và nông thôn, tầng lớp lao động nông dân lại là tầng lớp yếu thế về nhiều mặt trong cuộc sống thực tế, chẳng hạn như: giáo dục, y tế, nhà ở, bảo đảm xã hội và việc làm đều khó hơn rất nhiều so với cư dân thành thị. Trong khi đó, do trình độ văn hóa thấp và nhận thức pháp luật yếu kém, nên một số quyền lợi hợp pháp của lao động nông dân thường bị đơn vị sử dụng lao động xâm phạm. Những điều này đã ảnh hưởng tới sự công bằng công lý xã hội, hơn nữa ngày càng thu hút sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ và các tầng lớp xã hội Trung Quốc.

Ba lao động nông dân trở thành Đại biểu Quốc hội, thực hiện quyền Đại biểu theo Hiến pháp, trực tiếp tham gia xây dựng phương châm, chính sách của đất nước, có thể khiến lợi ích thiết thân và quyền lợi hợp pháp của tầng lớp lao động nông dân được bảo vệ trên cấp độ cao hơn. Điều này càng thể hiện đầy đủ tính dân chủ trong chế độ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc.

Trên thực tế, ba lao động nông dân trở thành Đại biểu Quốc hội, không phải là điểm sáng duy nhất trong thành phần Đại biểu Quốc hội khóa này. Trong Quốc hội khóa mới, số lượng đại biểu công nhân tuyến một tăng hơn hai lần, đại biểu nông dân cơ sở tăng hơn 70% so với khóa trước. Điều này cho thấy nền chính trị dân chủ của Trung Quốc đã có sự thay đổi rõ rệt.

Điều cần nhấn mạnh là, sự tiến bộ trong nền chính trị dân chủ của Trung Quốc không phải ngày nay mới bắt đầu thực hiện, cũng không phải là sẽ dừng lại ở đây. Cùng với sự trỗi dậy của kinh tế tư doanh, rất nhiều chủ doanh nghiệp tư doanh 10 năm trước đã trở thành đại biểu Quốc hội: năm 2002, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 triệu tập, rất nhiều chủ doanh nghiệp tư doanh đã trở thành Đại biểu tham dự Đại hội Đảng; Năm 2005, hơn 30 nhà doanh nghiệp tư doanh và 23 lao động nông dân lần đầu tiên được đề cử là "Anh hùng lao động"; năm 2007, nhân sĩ ngoài Đảng Cộng sản được bổ nhiệm làm Bộ trưởng khoa học công nghệ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phá vỡ thông lệ của mấy chục năm qua. Những điều trên đây có thể rõ ràng nhận thấy tiến trình chính trị dân chủ của Trung Quốc đang được đẩy mạnh một cách vững chắc.

Tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì cải cách mở cửa, thúc đẩy phát triển khoa học, thúc đẩy xã hội hài hòa, xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo con đường này và chắc chắn càng đi càng rộng mở, từng bước thăng hoa tới mức lý tưởng. Nhà phân tích cho rằng, xây dựng chính trị dân chủ Trung Quốc sẽ lấy cải cách Chính phủ làm trọng điểm, kết hợp với hoàn thiện cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội hài hòa, chống tham nhũng đề xướng liêm khiết, thiết thực đẩy mạnh trong phạm vi lớn hơn.

Có thể dự đoán, trong thời gian tới, số lượng đại biểu lao động nông dân sẽ còn tăng lên, cũng có thể dự đoán, song song với việc cải cách chính sách hộ khẩu hộ tịch Trung Quốc và sự phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội, cái gọi là lao động nông dân sẽ không còn tồn tại, đại diện lao động nông dân cũng sẽ theo đó mà không còn nữa. Thế nhưng, cho dù Đại biểu lao động nông dân còn tồn tại hay không tồn tại, cũng chỉ là một hiện tượng trong tiến trình chính trị dân chủ Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong khi cải cách kinh tế thu được thành tựu to lớn, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn xây dựng dân chủ trong các tầng lớp, trong đó bao gồm dân chủ trong Quốc hội, Chính Hiệp, trong Đảng và ở cơ sở, Trung Quốc chắc chắn sẽ kiến tạo hình thức dân chủ phù hợp nhất với tình hình Trung Quốc.