Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc sâu sắc kiểm soát vĩ mô, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhịp nhàng
   2008-03-06 17:16:09    CRIonline

Nghe Online

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 11 đang diễn ra tại Bắc Kinh sẽ tiến hành đánh giá đối với công tác của Chính phủ trong 5 năm qua và xác định Qui hoạch phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Sâu sắc kiểm soát vĩ mô, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhịp nhàng đã trở thành nhận thức chung của các đại biểu Quốc hội và ban ngành hữu quan của Chính phủ Trung Quốc.

Trong 5 năm qua tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng bình quân đạt trên 10% mỗi năm, tính đến cuối năm 2007 GDP vượt quá 24 nghìn tỷ nhân dân tệ, đứng thứ 4 trên thế giới. Thu ngân sách tăng gần 4 lần, thu nhập của cư dân thành thị và nông thôn cũng tăng với mức lớn. Cảm nhận của Đại biểu Quốc hội đến từ các nơi Trung Quốc đã minh chứng cho những thành quả phát triển này của Trung Quốc. Đại biểu Quốc hội Tả Vạn Quân-một nông dân đến từ tỉnh Tứ Xuyên cho biết:

"Trong 5 năm qua, việc hủy bỏ thuế nông nghiệp là một quyết sách trọng đại của Chính phủ Trung Quốc, gánh nặng của người dân đã được giảm nhẹ. Trước kia, việc học hành của con em các gia đình nghèo khó ở nông thôn là tương đối khó khăn, thế nhưng, sau khi hủy bỏ thuế nông nghiệp số tiền dôi ra sẽ dùng để mua sách vở, thu nhập cũng tăng thêm trên cơ sở sẵn có, bởi vậy đã góp phần cải thiện rất lớn hoàn cảnh của các gia đình".

Dân sinh được cải thiện mà các đại biểu đã cảm nhận là xuất phát từ việc Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chuyển đổi quan niệm phát triển kinh tế-xã hội. Sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh và vứng chắc thông qua thi hành chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ vững chắc. Tuy nhiên, nền kinh tế trong quá trình phát triển sau đó cũng đã xuất hiện các vấn đề như mức đầu tư trong một số lĩnh vực tăng quá nhanh, xuất siêu thương mại quá lớn, sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực không đồng đều v.v. Vì vậy, năm 2003 Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thi hành chính sách điều tiết vĩ mô. Ông Lưu Thụ Thành, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Viện Kinh tế thuộc Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc cho biết, việc này nóilên các ban ngành hữu quan của Trung Quốc đã thay đổi cách làm theo đuổi tốc độ tăng trưởng kinh tế trước kia. Ông nói:

"Mục đích của việc này là nhằm duy trì nền kinh tế phát triển tương đối nhanh và vững chắc, hướng dẫn các mặt tập trung vào việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ưu hóa kết cấu kinh tế chứ không theo đuổi tốc độ một cách phiến diện, càng không được đua đòi giữa các ngành, các cấp".

Sự chuyển đổi này đã làm cho kinh tế Trung Quốc thực hiện phát triển khá nhanh và vững chắc trong 5 năm qua, tính 'lành mạnh' và cân bằng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang không ngừng được tăng cường. Thế nhưng, đúng như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập trong Báo cáo công tác Chính phủ ngày 5 vậy, kinh tế-xã hội Trung Quốc tuy đang không ngừng phát triển nhịp nhàng nhưng vẫn đòi hỏi giải quyết hơn nữa một số vấn đề nổi cộm và mâu thuẫn ở cấp độ sâu trong phát triển kinh tế. Những vấn đề như áp lực vật giá gia tăng, đầu tư cho tài sản cố định và cho vay tín dụng tăng quá nhanh, thu chi quốc tế không cần đối, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực đang mở rộng v.v đều không thể coi nhẹ.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp báo ngày 6 của Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 11, ông Mã Khai, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục áp dụng một loạt biện pháp kiềm chế vật giá tăng quá nhanh. Ông nói:

"Cần phải tăng thêm lượng cung cấp hữu hiệu, đặc biệt là nông sản phẩm và các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó phải kiềm chế nhu cầu không hợp lý, chủ yếu là đầu tư tăng quá nhanh, lượng tiền lưu thông quá lớn, tiếp tục thi hành chính sách tiền tệ xiết chặt, thúc đẩy sự cân bằng cơ bản giữa cung và cầu của xã hội".

Việc cải thiện dân sinh vẫn là một mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc sau này. Sẽ dành càng nhiều khoảng đầu tư cho hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cải thiện môi trường và điều kiện giáo dục, dịch vụ y tế của các nơi, đặc biệt là những khu vực nghèo khó. Về việc này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đề ra mục tiêu mới, đó là: phổ biến thi hành giáo dục nghĩa vụ miễn phí trên toàn quốc, mở rộng thí điểm bảo hiểm y tế cơ bản cho cư dân thành thị lên tới trên 50% số thành thị ở Trung Quốc, nâng cao gấp đôi tiêu chuẩn huy động vốn cho cơ chế y tế hợp tác kiểu mới ở nông thôn trong vòng hai năm, đẩy nhanh xây dựng hệ thống bảo đảm về nhà ở, khiến cho nhân dân an cư lạc nghiệp. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân phát biểu tại cuộc họp báo ngày 6 đã khai quát khoản chi ngân sách cho dân sinh năm nay như sau:

"Ngân sách năm nay sẽ lấy việc ủng hộ 'tam nông', phát triển các sự nghiệp xã hội như thúc đẩy giáo dục, y tế-chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm xã hội v.v làm trọng điểm của công tác tài chính. Thông qua không ngừng tăng thêm đầu tư để bảo đảm và cải thiện dân sinh".