Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Luật Hợp đồng lao động" của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, nhấn mạnh việc bảo đảm quyền lợi của công nhân viên chức
   2008-01-02 16:05:57    CRIonline

Nghe Online

"Luật Hợp đồng lao động" liên quan chặt chẽ với mỗi người lao động ở Trung Quốc đã đồng hành cùng với năm mới, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2008.

Bất kể quan chức Chính phủ, chuyên gia học giả, hay các nhà doanh nghiệp và công nhân viên chức bình thường đều phổ biến cho rằng "Luật Hợp đồng lao động" sẽ góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm trong thị trường lao động, là một trong những nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà của Trung Quốc.

"Luật Hợp đồng lao động" đã qui định tường tận về việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động, việc hủy bỏ cũng như chấm dứt hợp đồng lao động. Trước thực tế xã hội "Tư bản mạnh, lao động yếu" ở Trung Quốc, Bộ Luật này qui định: mức lương tối thiểu tính theo giờ của các loại việc làm tạm thời đều không được thấp hơn mức qui định của chính quyền địa phương; doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động với công nhân viên sẽ phải bồi thường mức lương gấp đôi; lao động biệt phái được hưởng mức lương như các lao động khác trong cùng một công việc; doanh nghiệp phải thông báo cho toàn thể công nhân viên chức hoặc tổ chức công đoàn trước một tháng khi muốn sa thải qui mô, phương án tổng hợp ý kiến công nhân viên chức sau khi được cơ quan chủ quản Nhà nước phê duyệt mới được cắt giảm công nhân viên v.v. Ông Thường Khải, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ lao động Đại học Nhân dân Trung Quốc đánh giá rằng:

"Lấy việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động làm tổn chỉ và xuất phát điểm, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà của doanh nghiệp, thực hiện cùng thắng, cùng phát triển giữa chủ doanh nghiệp và lao động là trọng điểm nổi bật của Bộ Luật này. Cần phải nói rằng Bộ Luật này là được xây dựng nhằm thích ứng và giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất trong phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc".

Thực ra, "Luật Hợp đồng lao động" từ khi đi vào trình tự lập pháp cuối năm 2005 đến chính thức thực thi đầu năm này đã trải qua một quá trình bàn cãi sôi nổi giữa giới chủ và lao động ở Trung Quốc. Dự án luật này trong quá trình lập pháp đã nhận được gần 200 nghìn ý kiến đóng góp của các bên. Con số này chỉ đứng sau số ý kiến nhận được của Bộ Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tổ chức Lao động quốc tế và các tổ chức khác từng bày tỏ sự ủng hộ và ca ngợi việc Trung Quốc lập pháp nhăm bảo vệ "quyền lợi" của người lao động; trong khi đó các công ty xuyên quốc gia lại cho rằng việc Trung Quốc nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ người lao động sẽ không có lợi cho họ giành được khoản lợi nhuận kếch sù tại Trung Quốc. Về việc này, bà Tôn Xuân Lan, Phó Chủ tịch Tổng Công đoàn Trung Quốc từng chỉ rõ rằng:

"Một số doanh nghiệp đã thổi phồng sự ảnh hưởng mặt trái của "Luật Hợp đồng lao động", nói rằng như vậy sẽ làm cho giá thành lao động quá cao. Trên thực tế, việc bảo vệ quyền lợi người lao động, nâng cao chiêu chuẩn thâm nhập, thúc đẩy điều chỉnh kết cấu ngành nghề, đào thải một số doanh nghiệp không có sức cạnh tranh và không tuân thủ pháp luật, pháp qui là cái giá cần phải trả để thực hiện nâng cấp ngành nghề, xây dựng mỗi quan hệ lao động hài hoà".

Trong nửa năm từ khi Bộ Luật được thông qua đến chính thức có hiệu lực, ở Trung Quốc cũng đã có không ít đơn vị sử dụng lao động vi phạm các qui định hiện hành, nào là yêu cầu công nhân viên từ chức hoặc ký hợp đồng lao động mới, hòng đưa thâm niên của công nhân viên chức trở về "số không" hoặc gắn giá thành với sử dụng lao động, né tránh Bộ Luật sắp thực thi. Những hành vi xâm hại quyền lợi công nhân viên chức này từng nhiều lần bị Chính phủ Trung Quốc gọi là "Hành vi thiển cận". Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều thể hiện sự hưởng ứng tích cực đối với Bộ Luật này. Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần Ngân hàng Công thương Trung Quốc là một trong số đó. Ông Trương Phúc Vinh, Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương gần đây trịnh trọng cam kết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng:

"Chúng tôi sẽ không thoái thác gánh vác nghĩa vụ qui định của pháp luật, xây dựng và hình thành mối quan hệ lao động kiểu mới xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc qui phạm và có trật tự, công bằng và hợp lý, hài hoà và ổn định xoay quanh những vấn đề lợi ích mà công nhân viên chức quan tâm nhất, trực tiếp nhất và thực tế nhất".

Đồng hành với "Luật Hợp đồng lao động" trong ngày đầu tiên của năm mới này còn có "Luật Xúc tiến việc làm". Vào ngày trước cũng đã ban hành "Luật Trọng tài hoà giải tranh chấp lao động". Công tác phổ biến pháp luật đã được các cấp chính quyền và tổ chức công đoàn Trung Quốc triển khai trước đó, ngày càng nhiều công nhân viên chức thông qua học tập đã hiểu biết hơn nữa về pháp luật và có ý thức bảo vệ quyền lợi bằng pháp luật.

Dư luận quốc tế cho rằng: do Trung Quốc chiếm vị thế quan trọng trong dây chuyền kinh tế quốc tế, sau khi mức lương và điều liện làm việc của người lao động Trung Quốc được thay đổi dựa vào những luật pháp này sẽ có ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế thế giới.