Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc bắt đầu lập pháp tăng cường bảo vệ tài sản Nhà nước
   2007-12-25 16:11:37    CRIonline

Nghe Online

Qua nghiên cứu thảo luận trong suốt 14 năm qua, "Luật tài sản Nhà nước Trung Quốc" ngày 23 đã bước vào trình tự lập pháp. Luật này với mục đích là nhằm đảm bảo an toàn của tài sản Nhà nước và đề phòng tài sản Nhà nước bị thất thoát. Hiện nay, do Trung Quốc đang thăm dòviệc cải cách thể chế giám sát và quản lý tài sản Nhà nước, vì thế dự luật này không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt , điều quan trọng hơn là phải hướng về tương lai.

Con số thống kê cho biết, tính đến cuối năm 2006, tổng vốn tài sản thuộc các doanh nghiệp phi tài chính tiền tệ của Nhà nước Trung Quốc và do Nhà nước nắm cổ phần chi phối đã lên tới 29 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ. Chính số tài sản Nhà nước "khổng lồ" là đối tượng nằm trong diện bảo hộ và quản lý của " Luật tài sản Nhà nước". Bộ luật này đã đưa vào kế hoạch lập pháp ngay từ năm 1993, nhưng tại sao sau những 14 năm vẫn chưa ra mắt công chúng? Ông Lý Vinh Dung, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc giải thích rằng: Thể chế giám sát và quản lý tài sản của Nhà nước Trung Quốc đang trong giai đoạn cải cách và đổi mới, nhận thức trên một số vấn đề quan trọng của mọi người chưa hoàn toàn đi đến nhất trí. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Kinh tế Quốc hội Trung Quốc Thạch Quảng Sinh cho biết, tài sản Nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng và việc ban hành "Luật quyền sở hữu tài sản" đã khiến nhu cầu về ấn định "Luật tài sản Nhà nước" trở nên càng bức xúc hơn. Ông nói:

"Trong quá trình một số doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi cơ chế đã làm cho tài sản Nhà nước bị thất thoát khá nghiêm trọng, dẫn đến sự quan tâm rộng khắp của quần chúng nhân dân và các giới trong xã hội. Sau khi công bố 'Luật quyền sở hữu tài sản' vào tháng 3 năm nay, yêu cầu về ấn định 'Luật tài sản Nhà nước' cũng như thực thi quy định hữu quan của 'Luật quyền sở hữu tài sản', thiết thực bảo hộ quyền lợi của tài sản Nhà nước đã trở nên bức thiết hơn so với trước. "

Dự Luật tài sản Nhà nước gồm 9 chương 76 điều, nhưng không phải là bộ luật lớn và đầy đủ. Theo dự luật này, bộ luật này thích hợp sử dụng cho tài sản Nhà nước mang tính kinh doanh do Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp, còn tài sản mang tính sự nghiệp hành chính do cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước sử dụng và quản lý cũng như tài sản mang tính tài nguyên như đất đai, khoáng sản, rừng rú v.v có quyền sở hữu của Nhà nước thì sẽ nằm trong diện quy phạm của các pháp luật và pháp quy chuyên môn khác.

Cách đây 5 năm, Trung Quốc bắt đầu sâu sắc cuộc cải cách thể chế quản lý tài sản Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên môn, đó là Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước, vì thế cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước cũng bước sang giai đoạn mới do nhà đầu tư vốn đẩy mạnh lên phía trước theo pháp luật.

Dự luật này có ba 'tiêu điểm' lớn được mọi người hết sức quan tâm, một trong ba tiêu điểm đó là làm thế nào để xác lập thể chế giám sát và quản lý tài sản Nhà nước. Dự luật quy định, Nhà nước thiết lập và kiện toàn thể chế giám sát và quản lý tài sản Nhà nước thích ứng với thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời dứt khoát nêu rõ: "Quốc vụ viện và chính quyền nhân dân địa phương cần phải làm theo nguyên tắc tách rời chính quyền với doanh nghiệp, tách rời chức năng quản lý công xã hội và chức năng của nhà đầu tư vốn tài sản Nhà nước, không can thiệp tự chủ kinh doanh theo pháp luật của doanh nghiệp, thực thi chức trách của nhà đầu tư vốn theo pháp luật". Vì mặt này, ông Thạch Quảng Sinh nói:

"Xử lý như vậy vừa có lợi cho thông qua lập pháp giải quyết những vấn đề chủ yếu như bảo đảm quyền lợi của vốn tài sản Nhà nước, giữ gìn an toàn của vốn tài sản Nhà nước cần phải bức xúc giải quyết trong thực tiễn, lại có thể dành ra không gian cho cải cách và hoàn thiện hơn nữa thể chế giám sát và quản lý tài sản Nhà nước, làm như vậy tương đối phù hợp với thực tế. "

Một 'tiêu điểm ' khác là làm thế nào để chặn đứng tài sản Nhà nước bị thất thoát. Dự luật đã đưa ra nhiều quy định nghiêm khắc về mặt này. Thí dụ như tăng cường khâu giám sát đối với tài sản Nhà nước của Ủy ban thường vụ hội đồng nhân dân, chính quyền và cơ quan kiểm toán các cấp cùng các giới xã hội; quy định trình tự bổ nhiệm cũng như các mặt kiểm toán, sát hạch trách nhiệm kinh tế v.v của người quản lý doanh nghiệp Nhà nước; quy định trình tự quyết sách các việc lớn như sát nhập và chuyển đổi cơ chế doanh nghiệp Nhà nước, tránh thao túng ngấm ngầm và giở trò gian lận, đồng thời trao quyền giám sát cho công nhân viên chức. Ngoài ra, dự luật còn quy định nghiêm khắc về biện pháp trừng phạt những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.Ông Thạch Quảng Sinh nói:

"Những quy định nói trên đã xây dựng bình phong về chế độ pháp luật nhằm đảm bảo an toàn của tài sản Nhà nước, chặn đứng tài sản Nhà nước bị thất thoát."

Ngoài ra, dự luật này còn tiến hành việc quy phạm đối với dự toán kinh doanh tài sản Nhà nước, đưa ra quy định nguyên tắc đối với phạm vi thu chi, nguyên tắc biên chế và trình tự phê duyệt dự toán ngân sách.

"Luật tài sản Nhà nước" sẽ đưa cho các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc xem xét kỹ lưỡng để không ngừng hoàn thiện hơn nữa.