Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các chuyên gia cho rằng chính sách điều tiết mới của Trung Quốc sẽ có lợi cho duy trì nền kinh tế phát triển nhanh và bình ổn
   2007-12-07 16:32:41    cri

Nghe Online

Hội nghị Trung ương về công tác kinh tế định hướng cho phát triển kinh tế trong sang năm của Trung Quốc đã bế mạc ngày 5. Hội nghị đề xuất sang năm Trung Quốc sẽ thi hành chính sách tài chính vững chắc và chính sách tiền tệ xiết chặt, nhằm phòng ngừa kinh tế chuyển sang quá nóng và lạm phát rõ rệt. Các chuyên gia kinh tế và tài chính-tiền tệ Trung Quốc cho rằng: định hướng phát triển này đã thể hiện sự đi trước đón đầu và dự kiến trong điều tiết vĩ mô của Trung Quốc, có lợi cho duy trì nền kinh tế phát triển nhanh và bình ổn.

Nền kinh tế Trung Quốc năm 2007 tiếp tục tăng trưởng nhanh, dự kiến GDP sẽ tăng khoảng 11,5% cùng kỳ. Tuy nhiên, những vấn đề như đầu tư cho tài sản cố định tăng quá nhanh, cho vay tín dụng quá lớn, xuất siêu thương mại cao v.v vẫn rất nổi cộm. Đặc biệt từ đầu năm đến nay áp lực về lạm phát tiến một bước gia tăng, chỉ số giá tiêu dùng đã 3 tháng liền lên tới 6%.

Trước tình hình kinh tế có chiều hướng quá nóng và áp lực về lạm phát không ngừng gia tăng, Hội nghị Trung ương về công tác kinh tế của Trung Quốc lần này đã đề xuất phải coi việc phòng ngừa tăng trường kinh tế từ hơi nhanh chuyển sang quá nóng, phòng ngừa sự tăng giá mang tính kết cấu chuyển thành lạm phát rõ rệt làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong điều tiết vĩ mô hiện nay. Về việc này, ông Viên Cương Minh, Chủ nhiệm Phòng Vĩ mô Viện Kinh tế của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, "hai phòng ngừa" nói trên đã nêu bật sự thay đổi mới trong định hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc, sẽ có lợi cho duy trì đà phát triển bình ổn, bền vững và nhanh của nền kinh tế Trung Quốc. Ông nói:

"Bởi vì nền kinh tế Trung Quốc đã 5 năm liền tăng trưởng với nhịp độ cao, năm nay sẽ đạt trên 11%. Sự tăng trưởng cao này đã giải quyết được rất nhiều khó khăn mà lâu này Trung Quốc không thể giải quyết, tuy nhiên, khi nó tăng cao đến một mức độ nhất định rất có thể sẽ dẫn đến lạm phát. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc cũng tăng khá nhanh".

Hội nghị Trung ương về công tác kinh tế của Trung Quốc lần này đã quyết định kể từ sang năm Trung Quốc sẽ thi hành chính sách tài chính vững chắc và chính sách tiền tệ xiết chặt. Quyết định này nói lên chính sách điều tiết vĩ mô của Trung Quốc lần đầu tiên có sự thay đổi quan trọng kể từ khi thi hành chính sách tài chính và tiền tệ vững chắc năm 2004 đến nay. Về việc này, ông Dị Hiến Dung, chuyên gia kinh tế phân tích rằng: chính sách tiền tệ xiết chặt một mặt là sự tiếp diễn của chính sách trước đây, mặt khác cũng nói lên cường độ điều tiết sẽ được tăng cường hơn nữa. Ông nói:

"Trung ương đã thấy được dấu hiệu của nền kinh tế đi lên quá nóng trong thời gian qua, thông qua thi hành chính sách tiền tệ xiết chặt sẽ góp phần hạ nhiệt trên mức độ nhất định đối với kinh tế quá nóng, đầu tư quá nóng cũng như qui mô cho vay tín dụng quá lớn".

Ông Dị Hiến Dung cho biết, mặc dù Trung Quốc năm nay đã áp dụng các biện pháp kiềm chế kinh tế quá nóng như nâng cao tỷ lệ vốn tự có và lãi suất, tăng cường quản lý và kiểm soát qui mô cho vay tín dụng của ngân hàng v.v, song hiệu quả điều tiết vẫn chưa thể hiện hoàn toàn. Ông dự kiến, sang năm Chính phủ Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục lấy việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng làm biện pháp chủ yếu trong xiết chặt tiền tệ.

Đề cập Trung Quốc sang năm sẽ tiếp tục duy trì chính sách tài chính vững chắc, ông Dị Hiến Dung cho rằng: tài chính sang năm sẽ hỗ trợ với mức lớn cho phát triển các dịch vụ công cộng nền tảng, ví dụ như xây dựng hệ thống đảm bảo về nhà ở, y tế v.v trên cơ sở duy trì qui mô phát hành công trái như năm ngoái cũng như cơ bản không thay đổi trong việc điều chỉnh thuế.

Ông Viên Cương Minh, chuyên gia kinh tế của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc tán thành với quan điểm này. Ông cho rằng chính sách tài chính sang năm của Trung Quốc sẽ là một chính sách chú trọng công bằng và hiệu quả. Ông nói:

"Chẳng hạn như chúng ta thường nói về giáo dục, y tế và sự nghiệp công ích, cần phải tăng thêm đầu tư cho những mặt này. Hơn nữa, việc tăng thêm đầu tư này phải căn cứ theo thu nhập của khu vực và cộng đồng, chú trọng đầu tư cho các khu vực kém phát triển, khu vực nông thôn và khu vực có thu nhập thấp. Như vậy mới có lợi cho việc phát huy vai trò hỗ trợ nền kinh tế phát triển nhịp nhàng của nền tài chính".