Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vân Nam Trung Quốc coi trọng bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc
   2007-11-12 16:08:12    CRIonline

Nghe Online

Tỉnh Vân Nam nằm ở biên giới Tây Nam Trung Quốc, quanh năm cư trú 25 dân tộc thiểu số, bởi vậy tỉnh Vân Nam có nền văn hoá dân tộc mang đặc sắc nhất trên Thế Giới. Lâu nay, tỉnh Vân Nam rất coi trọng bảo vệ và phát triển nền văn hoá dân tộc, đồng thời đã thu được hiệu quả tích cực.

Các bạn thân mến, các bạn vừa nghe một đoạn biểu diễn ca múa dân tộc cỡ lớn mang tên "Ấn tượng Vân Nam" rất được hoan nghênh tại Trung Quốc. Phó chủ nhiệm Trung tâm bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Vân Nam Nghê Kim Khuê nói, hình thức nghệ thuật dân tộc thiểu số thể hiện trong biểu diễn ca múa dân tộc cỡ lớn này, chính là một thể hiện quan trọng bảo vệ thành quả văn hoá dân tộc của tỉnh Vân Nam. Tỉnh Vân Nam trong khi bảo vệ văn hoá dân tộc còn đang tích cực phát triển ngành văn hoá dân tộc, đưa ca múa dân tộc như "Ấn tượng Vân Nam" lên sân khấu thương mại, kết hợp giữa bảo vệ văn hoá dân tộc với phát triển kinh tế địa phương, trong khi phát triển kinh tế hướng dẫn bảo vệ văn hoá dân tộc cũng là một hình thức rất tốt:

"Bảo vệ văn hoá dân tộc của chúng tôi là bảo vệ ở trạng thái sống, bảo vệ kiểu phát triển, là phù hợp quy luật tiến bộ xã hội, không thể tiến hành bảo vệ một cách cứng nhắc. Nếu là bảo vệ kiểu cứng nhắc, thì đã bảo vệ lạc hậu, bảo vệ những thứ không thích hợp với phát triển xã hội. Mục đích bảo vệ là để nêu cao và phát triển tốt hơn văn hoá dân tộc."

Phó chủ nhiệm Trung tâm bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Vân Nam Nghê Kim Khuê nói, để khai thác nguồn văn hoá lịch sử dân tộc, kế thừa, bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, chính quyền tỉnh Vân Nam đã ban hành một loạt chính sách bảo vệ văn hoá dân tộc. Ví dụ như, tháng 5 năm 2000, tỉnh Vân Nam đã ban bố thực thi "Điều lệ bảo vệ văn hoá truyền thống dân dân dân tộc tỉnh Vân Nam", đây là pháp quy mang tính địa phương đầu tiên bảo vệ văn hoá truyền thống dân gian dân tộc, cũng đưa việc bảo vệ và khai thác di sản văn hoá dân tộc của tỉnh Vân Nam đi lên con đường pháp chế. Ngoài ra, tỉnh Vân Nam còn trước tiên khởi động công tác điều tra bản vệ văn hoá dân gian dân tộc. Thông qua một loạt biện pháp này, công tác bảo vệ văn hoá dân tộc tỉnh Vân Nam đã thu được hiệu quả lớn.

Thành phố cổ Lệ Giang là một thành phố cổ có lịch sử hơn 800 năm. Từ năm 1997 sau khi được đưa vào "Danh sách di sản văn hoá Thế Giới", chính quyền các cấp cùng các giới xã hội cả thảy đã đầu tư khoảng 500 triệu nhân dân tệ dùng vào bảo vệ và quản lý thành phố cổ, trong đó có gần 300 triệu đồng trực tiếp dùng vào giữ gìn và tu sửa thành cổ. Hiệu quả kinh tế trực tiếp nhất sản sinh do những đầu tư này mang lại tức là đã thúc đẩy ngành du lịch Lệ Giang phát triển. 10 năm lại đây, dưới sự dẫn dắt của ngành văn hoá du lịch, phát triển kinh tế xã hội Lệ Giang thu được hiệu quả nổi bật. Giám đốc Sở Quản lý bảo vệ thành phố cổ Lệ Giang Hoà Sĩ Dũng nói, xử lý tốt quan hệ giữa bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, là then chốt của thành phố cổ Lệ Giang được phát triển nhanh chóng.

"Chúng tôi luôn luôn theo đuổi nguyên tắc đầu tiên là bảo vệ, sau đó mới là phát triển và sử dụng hợp lý. Hiệu quả kinh tế mang lại trong quá trình phát triển, ngược lại đã hỗ trợ cho sự nghiệp bảo vệ di sản của chúng tôi, hình thành vòng tuần hoàn tốt đẹp. Chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, ngành bảo vệ văn vật và du lịch của Lệ Giang mấy năm gần đây đã được phát triển nhịp nhàng. Trong quá trình bảo vệ sau này, ngoài cần phải nghiêm chỉnh tuân theo quy định và pháp luật liên quan về mặt bảo vệ di sản để quy phạm hoá việc quản lý ra, chúng tôi còn phải bỏ công sức về mặt nghiên cứu khoa học và hoàn thiện dịch vụ."

Hiện nay, để phát triển ngành văn hoá dân tộc, chính quyền tỉnh Vân Nam còn tích cực khuyến khích Tập đoàn công nghiệp văn hoá kinh doanh xuyên khu vực, xuyên ngành nghề, thu hút nhiều vốn dân gian đầu tư vào lĩnh vực văn hoá. Từ năm 2003 đến nay, một số doanh nghiệp văn hoá dân doanh như Công ty Ánh Tượng Vân Nam, Công ty hữu hạn phát triển văn hoá du lịch Bách Liên Hoà Thuận v.v đã bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong mặt bảo vệ văn hoá Vân Nam.

Thị trấn cổ Hoà Thuận tỉnh Vân Nam được gọi là "Thị trấn có sức quyến rũ nhất Trung Quốc", chính là do Công ty hữu hạn phát triển văn hoá du lịch Bách Liên Hoà Thuận Vân Nam—doanh nghiệp văn hoá dân doanh tỉnh Vân Nam đầu tư khai thác. Tổng giám đốc Công ty hữu hạn phát triển văn hoá du lịch Bách Liên Hoà Thuận Vương Đạt Tam nói, văn hoá thị trấn cổ Hoà Thuận được bảo vệ, kế thừa và phát triển, lợi ích mang lại không chỉ riêng cho thị trấn Hoà Thuận.

"Sau khi có sự đầu tư của công ty Bách Liên, 4 năm nay địa phương đã tăng thêm việc làm, tăng thêm thu nhập từ thuế;  sau khi Hoà Thuận được mệnh danh là 'Thị trấn có sức quyến rũ nhất Trung Quốc', sau khi ngành văn hoá du lịch Hoà Thuận được phát triển, thu nhập của dân làng Hoà Thuận cũng đã tăng lên rõ rệt."