Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những thành tựu thu được trong 40 năm phát triển và những thách thức đặt ra cho ASEAN
   2007-08-08 16:51:45    CRIonline
Ngày 8 tháng 8 năm nay là kỷ niệm lần thứ 40 Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Bốn mươi năm qua, ASEAN đã thu được thành tựu phi thường về các mặt chính trị, kinh tế và hợp tác khu vực, góp phần quan trọng vì hoà bình, ổn định và phát triển phồn thịnh của khu vực Đông Nam Á, trở thành tổ chức các nước quan trọng nhất hiện nay của Khu vực Đông Nam Á và là một lực lượng khu vực không thể coi nhẹ trên vũ đài thế giới.

ASEAN thành lập năm 1967 đúng vào thời kỳ chiến tranh lạnh, trong khi đó khu vực Đông Nam Á là "Điểm nóng" của chiến tranh lạnh. Mục tiêu thành lập của ASEAN là nhằm nâng cao khả năng tự chủ của các nước trong khu vực, tăng cường hợp tác an ninh tập thể nhằm cân bằng sự khống chế của các siêu cường quốc đối với khu vực, giữ gìn an ninh và phồn thịnh của bản thân với mức tối đa. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, ASEAN mới từng bước từ Liên minh chính trị khu vực hồi ban đầu chuyển sang thực hiện mục tiêu nhất thể hóa khu vực.

Về Chính trị, ASEAN hiện nay không những duy trì mối quan hệ cùng tồn tại hoà bình giữa các nước thành viên trên tinh thần bình đẳng và hợp tác mà còn từng bước hình thành một loạt cơ chế hợp tác khu vực với trung tâm là ASEAN, duy trì sự hợp tác với các nước lớn chủ yếu ở châu Á, châu Mỹ và châu Âu thông qua các cơ chế hợp tác 10+3 ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hội nghị Cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN v.v để thực hiện nền hoà bình, ổn định, phát triển và phồn thịnh của toàn khu vực. ASEAN không những đã thúc đẩy sự phát triển của các nước thành viên mà còn nâng cao vị thế quốc tế của khu vực Đông Nam Á.

Về Kinh tế, các nước ASEAN nỗ lực thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, nâng cao thực lực chỉnh thể. ASEAN thông qua xây dựng "Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á" để thực hiện "Không thuế quan" trong thương mại nội khối; phấn đấu xây dựng thành "Cộng đồng kinh tế ASEAN" vào trước năm 2015, nâng cao sức cạnh tranh. Tính đến cuối năm 2006, GDP của ASEAN đạt tới 500 tỷ USD. Ngoài ra, thông qua việc xây dựng "Khu vực đầu tư ASEAN" để cơ cấu hợp nhất thị trường các nước trong khối, qua đó thúc đẩy các nhà đầu tư ASEAN và các nước ngoài ASEAN đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN; để tăng cường mối liên kết kinh tế, thương mại song phương, ASEAN còn thảo luận với các nước ngoài khu vực ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn-độ, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân về việc ký kết "Hiệp định tự do thương mại". Hiện nay, ASEAN đã ký kết hiệp định này với một số nước và đang thương lượng để ký kết với một số nước khác.

Về Văn hóa, các nước ASEAN không ngừng tăng cường đi lại và giao lưu văn hóa. Các nước thành viên đã ký kết "Tuyên bố về Di sản văn hóa ASEAN" nhằm cùng nhau bảo tồn các di sản văn hóa của ASEAN; các nước còn miễn thị thực cho công dân nội khối. Ngoài ra, còn tiến hành các dự án giao lưu và hợp tác về văn hóa, nâng cao sự đồng thuận về công dân ASEAN cho người dân nước mình.

Bước phát triển có ý nghĩa lịch sử nhất của ASEAN là Ngoại trưởng các nước ASEAN gần đây đạt được thoả thuận về bản dự thảo "Hiến chương ASEAN". Mục đích của việc soạn thảo "Hiến chương ASEAN" là nhằm đưa ASEAN từ một tổ chức lỏng lẻo chuyển sang một tổ chức chịu sự ràng buộc của cơ chế pháp lý nhất định. Một khi ký kết, bản Hiến chương này sẽ trở thành văn bản thời đại có ảnh hưởng sâu xa trong lịch sử ASEAN.

Dĩ nhiên ASEAN cũng đối mặt với không ít vấn đề trong quá trình tiến lên. Trong đó bao gồm tình hình chính trị bấp bênh của một số nước thành viên, sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các nước thành viên cũng như các thách thức trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống như khủng bố, dịch cúm gia cầm, tội phạm xuyên quốc gia v.v. Vì vậy, các nước ASEAN đã tiến hành thương lượng, thảo luận nhằm loại trừ các bất đồng và giải quyết vấn đề, làm cho các cơ chế của ASEAN càng thêm hoàn thiện, sự hợp tác cùng có lợi giữa các nước thành viên được tăng cường hơn nữa. Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long ngày 7 trong bài "Diễn văn về Ngày ASEAN" nói, ASEAN cần phải làm cho mọi người tin tưởng rằng tổ chức này có thể trở thành mặt bằng giao lưu trong khu vực châu Á, đồng thời có thể phát huy vai trò tích cực, công bằng và mang tính xây dựng.