Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đoàn phỏng vấn "Hành trình hợp tácTrung Quốc--ASEAN" đến thăm Cảng Hải Phòng Việt Nam
   2007-04-28 20:11:59    cri

Nghe Online

Sau 3 ngày làm việc bận rộn ở thành phố Hà Nội, ngày 27, Đoàn phỏng vấn "Hành trình hợp tác Trung Quốc--ASEAN" đã lên đường tiếp tục đi thăm thành phố Hải Phòng Việt Nam. Phó Giám đốc Cảng Hải Phòng Dương Thanh Bình đã tiếp và trả lời phỏng vấn chung của đoàn phóng viên.

Phó Giám đốc Cảng Hải Phòng Dương Thanh Bình trả lời phỏng vấn

Việt Nam là một nước giáp biển và có nhiều sông ngòi, được biết, hệ thống cảng biển Việt Nam có hơn 100 cảng và đã thành lập hiệp hội cảng biển Việt Nam. Khi giới thiệu về lịch sử Cảng Hải Phòng, ông Dương Thanh Bình nói:

"Cảng Hải Phòng đầu tiên hình thành được người Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm, sau khi người Pháp bị thất bại ở Việt Nam vào năm 1955, cảng Hải Phòng tiếp tục được Liên Xô cũ giúp đỡ xây dựng lại. Sau năm 1955, cảng bắt đầu cơ giới hóa, Liên Xô giúp chúng tôi xây dựng lại vào những năm 50 và 70, hồi đó ngoài giúp đỡ việc công nghệ xếp dỡ, Liên Xô còn giúp cả về kiến thức, những năm đó, sản lượng cảng Hải Phòng trên dưới 3 triệu tấn hàng hoá. Những năm kháng chiến chống Mỹ, cảng Hải Phòng góp công rất lớn trong việc tiếp nhận hàng hóa của các nước và chuyển hàng hóa từ miền bắc chi viện cho miền nam."

Ông Dương Thanh Bình cho biết, sau khi lập lại hòa bình của Việt Nam, sau năm 1975 quân Mỹ rút khỏi Việt Nam cảng Hải Phòng đã có bước phát triển mới. Ông Nói:

  

"Những năm 90, để đáp ứng yêu cầu hàng hóa qua cảng Hải Phòng tăng lên, chúng tôi đã được Chính phủ Việt Nam cho vay vốn ODA của Nhật để cải tạo nâng cấp cảng, chúng tôi sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là cải tạo nâng cấp cảng, chúng tôi đã vay 40 triệu đô-la trong giai đoạn 1, để xây mới cầu cảng, và mua những thiết vị xếp dỡ container để bốc xếp dỡ hàng công-ten-nơ hiện đại, nhờ nguồn vốn này, khu vực này xếp dỡ hàng của cảng Hải Phòng cũng hiện đại nhất miền bắc hiện nay. Giai đoạn 2, chúng tôi đã vay 120 triệu đô-la, tiền này là để chúng tôi đào một luồng tàu mới từ cảng Hải Phòng ra ngoài biển, đồng thời chúng tôi cũng xây thêm cầu cảng, mua thêm thiết bị xếp dỡ hiện đại. Thế 40 triệu đô-la trong giai đoạn 1 chúng tôi đã hoàn thành xong cách đây 2 năm; 120 triệu đô-la chúng tôi vay trong giai đoạn 2 cũng hoàn thành vào năm 2007. Nhờ có những dự án đó, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng năm 2007 đã đạt 12 triệu tấn hàng hóa."

Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đoàn phóng viên mong muốn tìm hiểu việc cảng Hải Phòng sẽ áp dụng biện pháp như thế nào để nắm bắt cơ hội phát triển và ứng phó với các thách thức trong quá trình phát triển. khi trả lời vấn đề này, ông Dương Thanh Bình nói:

"Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức. Thách thức đối với chúng tôi là chúng tôi và các nước khác chơi chung một sân, theo luật lệ quốc tế chung, cạnh tranh quyết liệt, chúng tôi sẽ không được nhà nước hỗ trợ, nhưng mà cơ hội đối với chúng tôi là cảng Hải Phòng sẽ phát triển nhanh hơn trước, chẳng hạn như lượng hàng hóa qua cảng Hải Phòng sẽ tăng trưởng, ví dụ như quý một năm nay, lượng hàng hóa qua cảng chúng tôi tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng tôi có nhiều cơ hội để giao lưu hợp tác với bên ngoài, do đó, cũng giúp cho khả năng quản lý cảng tốt hơn."

Chủ đề của hoạt động phỏng vấn "Hành trình Hợp tác Trung Quốc--ASEAN" lần này là hợp tác, đề cập triển vọng hợp tác cảng biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Phó Giám Đốc Cảng Hải Phòng Dương Thanh Bình nói:

"Chúng tôi rất mong được hợp tác với phía Trung Quốc để trao đổi kinh nghiệm về việc khai thác cảng, thứ hai là trao đổi về công nghệ xếp dỡ cảng, theo chúng tôi, hai lĩnh vực này chúng ta hợp tác tốt bởi vì chúng ta đều có quy mô cảng, hai bên có nhiều điều tương đồng, cũng là nước láng giềng, do đó chúng ta muốn hiểu biết với nhau thì nhanh hơn.