Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vai trò của Chính Hiệp trong đời sống chính trị nhân dân Trung Quốc
   2007-03-14 16:20:31    CRIonline
Cụ La Chiết Văn năm nay 83 tuổi , là chuyên gia bảo vệ văn vật nổi tiếng Trung Quốc . Cách đây hơn 50 năm , cụ đã có một mong muốn là đưa kênh đào vào danh sách văn vật Quốc gia , để được sự quan tâm và bảo hộ của càng nhiều người . Cho đến kỳ họp thứ 4 Quốc Hội và Chính Hiệp Trung Quốc khóa 10 năm ngoái , bản đề án do các ủy viên Chính Hiệp đưa ra mới khiến cụ La Chiết Văn có thể thực hiện nguyện vọng của mình .

Là trưởng nhóm chuyên gia về kiến trúc cổ của Cục văn vật Nhà nước Trung Quốc , cụ La Chiết Văn đã dốc sức vào công tác bảo vệ văn vật trong suốt cả cuộc đời của cụ . Kênh đào như cụ La Chiết Văn kể trên là chỉ kênh đào Bắc Kinh - Hàng Châu chảy từ phía Bắc xuống phía Nam nằm trên bản đồ Trung Quốc , kênh đào này chảy từ Bắc Kinh ở phía Bắc xuống tới Hàng Châu tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Nam Trung Quốc .Kênh đào này được khởi công đào từ thời kỳ Xuân Thu Trung Quốc , đến nay đã có 2500 năm lịch sử , cả thảy dài 1794 ki-lô-mét , là con sông dài theo hướng Nam Bắc duy nhất của Trung Quốc , cũng là kênh đào với thời gian đào sớm nhất và dài nhất trên thế giới , dài gấp 17 lần so với kênh đào Su-ê , gấp 34 lần kênh đào Pa-na-ma , song do chưa được bảo hộ tốt , một số đoạn trên kênh đào này đã bị cạn và thu hẹp lại.

Hiện nay , tổng chiều dài thông đường thủy của kênh đào này chỉ có khoảng 1442 ki-lô-mét , trong đó đoạn thông đường thủy trong cả năm chỉ có 877 ki-lô-mét . Để bảo vệ kênh đào cho tốt hơn , ngay từ 21 năm về trước , cụ La Chiết Văn đã bắt đầu hô hào xin đưa kênh đào Bắc Kinh-Hàng Châu vào danh sách di sản thế giới  , nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn .

Vì kênh đào Bắc Kinh -Hàng Châu là một tổng thể , mà luôn sử dụng từ trước đến này , phải có một quy hoạch hoàn chỉnh và thực thi thống nhất , cho nên khó khăn lớn nhất trong công tác xin đưa vào kênh đào này danh sách di sản thế giới là thiếu sự phối hợp tổ chức của Chính phủ .

Trong lúc cụ La Chiết Văn đang bó tay , thì việc xin đưa kênh đào Bắc Kinh-Hàng Châu vào danh sách di sản thế giới đã gây nên sự quan tâm của các ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc .

Tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội và Chính Hiệp Trung Quốc năm ngoái , một ủy viên Chính Hiệp có tên gọi là Lưu Phong đã liên danh với 57 ủy viên Chính Hiệp khác đưa ra đề án về đưa kênh đào Bắc Kinh-Hàng Châu vào danh sách di sản thế giới .

Sau khi đưa ra đề án , Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính Hiệp Trung Quốc đã đặc biệt tổ chức một hoạt động khảo sát và hội thảo chuyên đề . Đoàn khảo sát từ Bắc xuống Nam, tiến hành cuộc khảo sát toàn tuyến đối với kênh đào này với tuyến đường khảo sát dài nhất , số người tham dự đông nhất , cấp độ cao nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử . Đoàn khảo sát gồm 68 người do Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Chính Hiệp Trung Quốc Trần Khuê Nguyên làm trưởng đoàn , lần lượt khảo sát hơn 30 quận và huyện của 18 thành phố thuộc 6 tỉnh dọc kênh đào , cả hành trình dài hơn 2500 ki-lô-mét .

 

Tháng 5 năm 2006 , Quốc vụ viện Trung Quốc công bố đưa kênh đào Bắc Kinh -Hàng Châu vào danh sách đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm của Trung Quốc , tháng 12 cùng năm , kênh đào này lại được đưa vào danh sách mới xin đưa vào di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc .

Nhờ có sự tham gia của Chính Hiệp , công tác xin đưa kênh đào Bắc Kinh-Hàng Châu  vào danh sách di sản thế giới đã được đẩy mạnh , khiến ngày càng nhiều người bắt đầu quan tâm tới kênh đào này , đồng thời tham gia vào công tác bảo hộ kênh đào , điều này khiến cụ La Chiết Văn hết sức phấn khởi .

Trên thực tế , công tác xin đưa kênh đào Bắc Kinh-Hàng Châu  vào di sản thế giới chỉ là một phần thành quả mà Chính Hiệp Trung Quốc đạt được trong năm vừa qua . Năm 2006 , 13 Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Chính Hiệp Trung Quốc đã lần lượt dẫn 23 đoàn khảo sát gồm 673 ủy viên Chính Hiệp , xoay quanh một số dự án trọng điểm triển khai việc điều tra nghiên cứu tại chỗ trong cả nước , đưa ra báo cáo điều tra trọng điểm về xây dựng vành đai kinh tế sông Trường Giang , xây dựng tuyến đường sắt Thanh Tạng v.v , tất cả những điều đó đã cung cấp căn cứ và tài liệu tham khảo quan trọng cho việc quyết sách của Đảng và Chính phủ Trung Quốc .